Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Áp xe thận – Những điều cần biết

Như Ý - 10:35, 28/10/2024

Áp xe thận là hiện tượng xuất hiện ổ mủ quanh thận do có nhiễm trùng các mô mềm xung quanh thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại vi. Đây là một bệnh phổ biến do những chấn thương và nhiễm trùng có liên quan đến sỏi thận. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng áp xe thận và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời các bạn tham khảo những thông tin sau đây.

Áp xe thận là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi có sự tích tụ mủ trong thận. Ảnh minh họa
Áp xe thận là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi có sự tích tụ mủ trong thận. Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây áp xe thận

Có nhiều nguyên nhân gây áp xe thận trong đó thường gặp là:

Do nhiễm trùng đường tiết niệu: Viêm bàng quang, niệu đạo có thể lan vào thận gây viêm bể thận và áp xe thận.

Sỏi đường tiết niệu: Gây ra tổn thương niệu quản, thận dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm trùng lây lan vào thận gây áp xe thận.

Do viêm thận - bể thận: Tạo điều kiện cho nhiễm trùng thận, nhiễm trùng thận dẫn đến áp xe thận.

Do nhiễm khuẩn huyết: Nhiễm trùng ở các cơ quan khác như viêm phổi hoặc viêm phúc mạc, vi khuẩn lan vào máu sau đó theo đường máu vào mô thận, gây ra viêm bể thận hoặc áp xe thận.

Do nhiễm Mycoplasma: Áp xe thận do Mycoplasma có thể quan sát thấy sau ghép thận.

Áp xe thận đôi khi có thể hình thành do nhiễm trùng ở các bộ phận khác của cơ thể. Áp xe trên da và lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch cũng có thể dẫn đến áp xe thận.

(Tổng hợp) Áp xe thận – Những điều cần biết 1

Triệu chứng

Bệnh áp xe thận có các dấu hiệu và triệu chứng bệnh như sau: Sốt kèm ớn lạnh, run rẩy không kiểm soát được, đổ mồ hôi quá nhiều, đau bụng, tiểu đau, nước tiểu có máu, hạ huyết áp, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh.

Ngoài ra, cũng có một số người bệnh có các biểu hiện như: sụt cân, khó chịu.

Phương pháp phòng ngừa áp xe thận hiệu quả

Nếu nghi ngờ bạn bị áp xe thận, bác sĩ sẽ thăm khám và yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm để có thể xác định phương pháp điều trị. Cụ thể:

Xét nghiệm nước tiểu: Giúp bác sĩ tìm thấy máu, protein hoặc vi khuẩn nào đó có trong nước tiểu;

Xét nghiệm máu: Phương pháp này cho biết tình trạng Hemoglobin, bạch cầu, v.v;

Chụp X-quang: Cho phép bác sĩ quan sát xung quanh thận nếu áp xe lớn;

Siêu âm: Giúp bác sĩ quan sát thấy ổ áp xe xung quanh thận;

CT và MRI: Là phương pháp giúp phân biệt áp xe trong thận và áp xe ngoài thận.

(Tổng hợp) Áp xe thận – Những điều cần biết 2

Để phòng ngừa bệnh áp xe thận hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Duy trì vệ sinh cá nhân tốt: Vệ sinh vùng kín đúng cách: Đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và quan hệ tình dục. Sử dụng các sản phẩm vệ sinh nhẹ nhàng, không gây kích ứng. Uống đủ nước: Giúp thải vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Điều trị kịp thời và đúng cách các nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Nhận biết và điều trị sớm UTI: Nếu có các triệu chứng như đau, rát khi tiểu, hoặc tiểu buốt, cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuân thủ đầy đủ phác đồ điều trị: Uống đủ liều kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi các triệu chứng đã giảm.

Kiểm soát bệnh lý nền: Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường: Giữ đường huyết ổn định thông qua chế độ ăn uống, tập luyện, và dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Điều trị các bệnh lý gây tắc nghẽn đường tiểu: Như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Chế độ ăn uống cân đối, bao gồm nhiều rau quả, hạn chế muối và đường. Tập thể dục đều đặn: Giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe toàn diện.

Hạn chế sử dụng các thủ thuật can thiệp vào hệ tiết niệu nếu không cần thiết: Thực hiện thủ thuật dưới sự giám sát y tế chặt chẽ: Như đặt ống thông tiểu, phẫu thuật thận, để tránh tổn thương và nhiễm trùng. Vệ sinh dụng cụ y tế sạch sẽ: Để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.

(Tổng hợp) Áp xe thận – Những điều cần biết 3

Thăm khám định kỳ và theo dõi sức khỏe: Đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao như người cao tuổi, người bị tiểu đường, và người có tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu. Thực hiện các xét nghiệm cần thiết: Để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và điều trị kịp thời.

Tư vấn và giáo dục về sức khỏe: Nâng cao nhận thức về nguy cơ và triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu và áp xe thận, để có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách: Tránh lạm dụng kháng sinh gây kháng thuốc, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó điều trị.

Phòng ngừa bệnh áp xe thận cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các biện pháp vệ sinh, điều trị kịp thời các nhiễm trùng đường tiết niệu, quản lý tốt các bệnh lý nền và duy trì lối sống lành mạnh. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc yếu tố nguy cơ nào liên quan đến nhiễm trùng thận, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Phương pháp điều trị áp xe thận

Dựa trên kích thước áp xe thận và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị như sau:

Thuốc kháng sinh: Đây là cách điều trị được áp dụng đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm trùng thận. Thuốc có thể được dùng theo đường uống hoặc tiêm qua tĩnh mạch. Loại kháng sinh và thời gian sử dụng bao lâu sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và loại vi khuẩn được tìm thấy trong xét nghiệm nước tiểu. 

Thông thường, những dấu hiệu nhiễm trùng thận bắt đầu biến mất trong vòng một vài ngày kể từ khi tiến hành điều trị. Tuy nhiên, việc uống thuốc kháng sinh vẫn cần duy trì thêm một tuần hoặc lâu hơn. Bác sĩ sẽ đưa ra toàn bộ liệu trình kháng sinh cụ thể để đảm bảo rằng các nhiễm trùng hoàn toàn bị loại bỏ.

(Tổng hợp) Áp xe thận – Những điều cần biết 4

Thuốc ức chế men chuyển: Trường hợp đồng thời bị tăng huyết áp và áp xe thận, các sĩ thường kê thuốc ức chế men chuyển cho người bệnh.

Thuốc Metformin và insulin được chỉ định đối với người bệnh đái tháo đường mắc áp xe thận. Thuốc có tác dụng kiểm soát đường huyết, từ đó ngăn ngừa biến chứng của đái tháo đường lên thận. Trong đó:

Insulin cũng có tác dụng phụ nhưng ít gặp. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như hạ đường huyết, nổi mẩn đỏ, ngứa nơi tiêm... Hầu hết các tác dụng phụ này đều có thể khắc phục và không để lại hậu quả nặng nề.

Metformin là thuốc làm tăng độ nhảy cảm của insulin. Thuốc metformin có ưu điểm không gây hạ đường huyết nếu dùng đơn lẻ, không gây tăng cân. Thuốc cũng làm giảm hấp thu cholesterol xấu, triglyceride, phòng ngừa các vấn đề về tim mạch. Tuy nhiên, không dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu, chán ăn.

Phương pháp dẫn lưu dưới da: Mủ trong khối áp xe được dẫn lưu từ bên ngoài, tiếp đó ống thông vẫn được để lại để tiếp tục dẫn lưu và tiêm kháng sinh mỗi ngày.

(Tổng hợp) Áp xe thận – Những điều cần biết 5

Ngoài ra, người bệnh cũng kiểm soát bệnh này bằng các biện pháp sau:

Sử dụng thuốc giảm đau: Trường hợp bị sốt hoặc khó chịu, bạn có thể dùng loại thuốc giảm đau aspirin chứa acetaminophen (Tylenol®) theo đúng sự chỉ dẫn của dược sĩ hoặc dùng thuốc theo toa mà bác sĩ cung cấp.

Dùng nhiệt: Sử dụng một miếng đệm nóng đặt lên bụng, lưng hoặc bên hông để giảm cảm giác áp lực hoặc đau;

Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp vi khuẩn thải ra từ đường tiết niệu. Chú ý, không nên uống cà phê và rượu cho đến khi tình trạng nhiễm trùng khỏi hoàn toàn vì những loại đồ uống này có thể làm bệnh tiểu rắt nặng hơn.

Chế độ ăn cho người bị áp xe thận

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị áp xe thận, người bệnh cần kiên trì thực hiện để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Uống nhiều nước: Uống nhiều nước có thể giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể, giúp loại bỏ nhiễm trùng nhanh hơn, giúp làm sạch hệ thống tiết niệu. Uống nhiều nước cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu - là một nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng thận - vì vậy đây là một thói quen tốt nên duy trì. Người bệnh nên đặt mục tiêu uống ít nhất 8 ly chất lỏng (khoảng 2,5 lít nước) mỗi ngày.

Bổ sung vitamin C: Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ các mô trong cơ thể khỏi stress oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe thận. Vitamin C giúp ngăn ngừa sẹo thận trong quá trình nhiễm trùng thận cấp tính, tăng cường các enzyme trong thận. Có thể bổ sung vitamin C hoặc ăn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng này có trong rau, trái cây...

(Tổng hợp) Áp xe thận – Những điều cần biết 6

Uống men vi sinh: Probiotic có lợi ích với người bệnh điều trị nhiễm trùng thận, giúp kiểm soát vi khuẩn khỏe mạnh trong cơ thể. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy men vi sinh hỗ trợ giảm tiêu chảy liên quan đến kháng sinh ở bệnh nhân. Probiotic có trong các thực phẩm như sữa chua, nấm sữa Kefir, dưa bắp cải, tempeh đậu nành, súp rong biển miso...

Lưu ý: Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm sau:

Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như thịt muối, thịt xông khói, xúc xích, súp đóng hộp, hoa quả đóng hộp, khoai tây chiên, bánh quy mặn, bánh snack, rau quả ngâm muối, nước tương, các thức ăn dùng liền (ngũ cốc, bánh mì nướng…).

Rượu, cà phê đóng vai trò quan trọng nhất của thận là lọc các chất và độc tố có hại, đồng thời cả rượu và caffeine đều có thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn. Điều này cản trở quá trình chữa lành vết thương do nhiễm trùng.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị áp xe thận, người bệnh cần kiên trì thực hiện để đạt được hiệu quả tốt nhất. Trong quá trình điều trị bệnh nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Trước khi thay đổi chế độ ăn, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp nhất./.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.