Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Anh Dững thoát nghèo

Phan Thị Anh Thư - 09:14, 08/10/2020

Anh Thạch Dững là người dân tộc Khmer, ở ấp Sóc Rừng, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình (Vĩnh Long) không chỉ là tấm gương vượt đói nghèo bằng nghị lực bản thân. Anh còn hết lòng giúp đỡ bà con trong ấp, nhất là các hộ đang khó khăn. Anh vinh dự là một trong những điển hình tham dự Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Vĩnh Long.

Anh Thạch Dững bên chuồng dê của mình gia đình.
Anh Thạch Dững bên chuồng dê của mình gia đình.

Thoát nghèo từ sự quyết tâm

Bà Kim Huông, 50 tuổi ngụ tại ấp Sóc Rừng, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình (Vĩnh Long) phấn khởi kể về người hàng xóm của mình: “Hồi trước chú ấy nghèo lắm, phải chạy ăn từng bữa, vừa mưu sinh vừa lo cho 2 đứa con ăn học, nhà đâu có đất đai sản xuất gì hết. Vả lại người Khmer như tôi, như chú ấy, tính toán làm ăn chậm lắm, mà muốn thoát nghèo cũng không biết làm cách nào. Vậy mà bây giờ, gia đình chú đã thoát nghèo, làm ăn khấm khá, ấp này ai cũng khen ngợi”.

Người mà bà Huông kể là anh Thạch Dững, 43 tuổi, hiện là Chi hội Trưởng Chi hội Nông dân ấp Sóc Rừng.

Anh Dững kể thêm: Tôi mới cất được cái nhà mới trên 200 triệu đồng từ việc tiết kiệm mọi chi tiêu sinh hoạt trong gia đình; từ mô hình nuôi bò, nuôi dê, buôn bán nhỏ tại nhà, từ việc chạy xe 3 bánh vận chuyển vật tư hàng hóa cho bà con. Nhờ vậy có điều kiện nuôi 2 con ăn học.

Ban đầu khi được vay vốn 5 triệu đồng, cùng với sự giúp đỡ của bà con xung quanh, anh đã bàn với vợ mua dê giống về nuôi để có dê con bán lấy lãi. Từ 2 con dê ban đầu, hiện nay anh đã có hàng chục con dê bố mẹ, mỗi năm xuất bán 10 - 15 dê con, thu lãi trên 60 triệu đồng. Khi đã có vốn nho nhỏ, anh Dững đã mở điểm cung ứng thức ăn gia súc cho bà con xung quanh và mua bán nhỏ tại nhà. Hiện nay, từ các nguồn thu, mỗi năm gia đình anh có thu nhập trên 400 triệu đồng.

Hết lòng vì bà con

Anh Thạch Thuôn, ngụ ấp Sóc Rừng kể: “Thấy hoàn cảnh tôi đặc biệt khó khăn không có ruộng vườn sản xuất, lại thường xuyên đau ốm, anh Dững đã đến giúp đỡ bằng cách bán “chịu” 2 con dê con và hướng dẫn cách làm chuồng, cho ăn, phòng chống bệnh tật. Nay đàn dê của tôi đã được 6 cặp bố mẹ, mỗi năm bán dê thu được trên 30 triệu đồng, tôi mang ơn anh Dững nhiều lắm”.

Là Chi hội Trưởng Chi hội Nông dân ấp, anh Dững luôn nhạy bén, nắm bắt diễn biến thời tiết, giá cả thị trường, xu thế phát triển cây gì, con gì đang được người tiêu dùng ưa chuộng để kịp thời thông tin, tư vấn cho bà con. Từ đó, tại ấp Sóc Rừng đã xuất hiện rất nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi rất thành công, như: Trồng nhãn I Do, rau màu, nuôi ếch trong vèo, nuôi dê và bò thương phẩm lẫn cung cấp con giống.

Ông Trần Văn Thảo, Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp Sóc Rừng Cho biết: “Anh Dững là người dân tộc Khmer, rất chí thú làm ăn, thoát đói nghèo bằng nghị lực và sự tính toán nhạy bén của mình. Anh còn hết lòng giúp đỡ người dân trong ấp, nhất là các hộ đang khó khăn. Anh vinh dự được chọn tham gia Đại hội Thi đua yêu nước năm 2020 do tỉnh Vĩnh Long tổ chức”.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.