Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ẩn họa khó lường từ du lịch biển

HÀ VĂN ĐẠO - 15:35, 08/10/2019

Đang là cao điểm của mùa mưa ở các tỉnh Nam Trung bộ, không nắm bắt thời tiết, thiếu chuyên nghiệp trong khâu cứu hộ khi có sự cố… nên liên tục trong thời gian qua đã có nhiều thương vong với cả khách trong nước lẫn quốc tế chỉ vì tắm biển. Nhiều chuyến du lịch thành chuyến đi đau thương và ám ảnh.

Ngày 23/9, thời tiết xấu, nhưng các bãi biển chính ở Nha Trang vẫn thưa vắng nhân viên cứu hộ.
Ngày 23/9, thời tiết xấu, nhưng các bãi biển chính ở Nha Trang vẫn thưa vắng nhân viên cứu hộ.

Ẩn họa khó lường

Đã hơn 1 tháng trôi qua nhưng nỗi ám ảnh với những người dân và du khách ở bãi biển Hàm Tiến (phường Hàm Tiến, TP. Phan Thiết, Bình Thuận) vẫn còn vẹn nguyên. Cuối tháng 8/2019, nhiều du khách bị sóng cuốn trôi đi rồi chết thảm khi tắm biển. 4 người tử vong đều là khách du lịch đến từ TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng).

Thoát chết trong gang tấc, anh Nguyễn Văn Đức chia sẻ trong đau đớn: “Đoàn chúng em bữa ấy đều là sinh viên cả. Tích cóp mãi mới được chuyến du lịch khám phá. Thấy thời tiết hơi âm u nhưng không có bảng cấm ra biển nên vô tư tắm. Bỗng gió mạnh, sóng chồm lên dữ dội, mọi người đều không xử trí kịp. Bản thân em cũng chỉ may mắn mới thoát chết”.

Chuyến đi thực tế trải nghiệm của 16 sinh viên Trường Đại học Hoa Sen (TP. Hồ Chí Minh) chiều ngày 22/9 ở bãi biển Vạn Thạnh (Vạn Ninh, Khánh Hòa) cũng đã thành “ngày định mệnh” đau đớn. Biển động, sóng lớn nên 4 người đã bị cuốn trôi trong lúc tắm biển. Dù hết sức nỗ lực nhưng 2 người đã tử vong.

Bất cập từ công tác cứu hộ, cảnh báo

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Xáng (BVĐK Khánh Hòa): Tháng 9 đến tháng 11 là cao điểm mùa mưa ở Khánh Hòa, biển có rất nhiều biến động nên khâu cảnh báo cần được thực hiện cho tốt. Có đợt bệnh viện liên tục cấp cứu cho du khách trong tình trạng hoảng loạn, thương tích nặng.

Du lịch biển được xem là cỗ máy đẻ ra vàng cho các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận. Vậy nhưng, qua các tai nạn đau lòng cho thấy công tác cứu hộ, cảnh báo vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều nhân viên cứu hộ biển ở Phan Thiết ngao ngán cho biết: Muốn cứu hộ giỏi phải rèn luyện nhiều kỹ năng khó, sẵn sàng đối chọi với hiểm nguy. Vậy nhưng, tiền lương trả cho các nhân viên cứu hộ chỉ dao động ở mức 4-7 triệu đồng/tháng, nên ít người mặn mà.

Là thành phố du lịch nổi tiếng, hút về nguồn thu cho tỉnh Khánh Hòa mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng, nhưng lực lượng cứu hộ biển của TP. Nha Trang chưa đến 40 người. Số nhân sự mỏng manh này phải rải ra theo dõi các bãi biển rộng lớn như Ba Làng, Phạm Văn Đồng, Hòn Chồng, Công viên Thanh niên… nên khó mà kiểm soát tốt được các khâu cảnh báo, cứu hộ. Chỉ từ năm 2018 đến nay, đã có 60 vụ tai nạn, 2 khách Nga tử vong. Số này còn tăng lên nữa, nếu phương tiện cứu hộ lẫn nhân sự không được tăng cường.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.