Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG từ đầu năm 2023 đến nay; kết quả phân bổ, triển khai nguồn vốn thực hiện; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị các giải pháp, kế hoạch triển khai thực hiện trong năm 2023 của từng đơn vị, địa phương.
Theo báo cáo đánh giá của Ban Dân tộc tỉnh An Giang, tổng nguồn vốn kéo dài thực hiện Chương trình trong năm 2023 trên 176,4 tỷ đồng (trong đó, vốn đầu tư gần 86,87 tỷ đồng, vốn sự nghiệp trên 89,6 tỷ đồng). Đến nay, tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt các dự án thuộc Chương trình, kết quả giải ngân chỉ đạt 2% (tương đương 1,26 tỷ đồng).
Việc triển khai thực hiện chậm do các bộ, ngành Trung ương chậm ban hành hướng dẫn, còn chồng chéo nội dung, hướng dẫn chưa rõ ràng, chưa thống nhất… nhất là còn vướng trong thực hiện cơ chế lồng ghép giữa 3 chương trình MTQG.
Để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình, ông Trần Anh Thư - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang lưu ý, trong thời gian tới, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố được giao vốn Chương trình tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn; kịp thời thông tin về những khó khăn, vướng mắc để UBND tỉnh tháo gỡ.
Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu chung là khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn...