Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ấn Độ hỗ trợ Đông Nam Á chống bệnh đậu mùa khỉ

Nguyệt Anh - 10:57, 07/08/2022

Nhằm ứng phó trước dịch bệnh đậu mùa khỉ, các nhà khoa học Ấn Độ đang đào tạo cho các đối tác, trong đó có Việt Nam, về kỹ năng lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, phát hiện triệu chứng lâm sàng...

Viện virus học quốc gia (NIV) ở thành phố Pune đang đào tạo chuyên gia các nước Đông Nam Á về nâng cao khả năng xử lý bệnh đậu mùa khỉ. (Nguồn: The Print)
Viện virus học quốc gia (NIV) ở thành phố Pune đang đào tạo chuyên gia các nước Đông Nam Á về nâng cao khả năng xử lý bệnh đậu mùa khỉ. (Nguồn: The Print)

Viện virus học quốc gia (NIV) thuộc Hội đồng nghiên cứu y học Ấn Độ (ICMR) ở thành phố Pune, bang Maharashtra, đang đào tạo cho chuyên gia của các nước Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Sri Lanka và Thái Lan về nâng cao năng lực xử lý dịch bệnh đậu mùa khỉ.

Nằm trong hoạt động ứng phó của Ấn Độ nhằm bảo vệ người dân khỏi mối đe dọa mới này, các nhà khoa học NIV đang đào tạo cho đối tác ở những nước trên về kỹ năng lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, phát hiện các triệu chứng lâm sàng...

Theo Tiến sỹ Pragya Yadav, nhà khoa học cấp cao của NIV, ICMR-NIV ở Pune đã và đang tiến hành các chương trình đào tạo như vậy cho các nước khác, giống như đã làm trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19 và trước đó là về an toàn sinh học và giảm thiểu khủng hoảng sinh học.

Tiến sỹ Yadav nhấn mạnh: "Nếu những quốc gia này phát triển được khả năng chẩn đoán và phát hiện các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ tại nước họ thì sẽ tăng cường khả năng sàng lọc các ca nghi ngờ nhiễm bệnh, theo đó giảm tình trạng nhập khẩu các ca bệnh sang các nước khác do đi lại."

Theo ông, trong chương trình xây dựng năng lực mới nhất, được khởi động từ ngày 1/8, có khoảng 139 học viên từ các nước tham gia.

Giáo sư, Tiến sỹ Priya Abraham (Giám đốc NIV ở Pune) cho biết: “Chúng tôi không chỉ giúp nâng cao năng lực cho các quốc gia khác mà còn cung cấp các bộ dụng cụ xét nghiệm, thuốc thử và đầu dò cho các quốc gia bất cứ khi nào nhận được yêu cầu.”

Tuần trước, viện thí nghiệm của NIV đã phân lập được chủng virus đậu mùa khỉ để giúp các công ty dược phẩm phát triển vaccine và bộ dụng cụ chẩn đoán dịch bệnh này.

Ngoài ra, viện còn được chỉ định là phòng thí nghiệm chuyển tuyến để xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ. 15 phòng thí nghiệm nghiên cứu và chẩn đoán virus (VRDL) khác thuộc ICMR đã được tối ưu hóa để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh đầu mùa khỉ.

Bên cạnh đó, trung tâm này đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm quốc gia chuyên giám sát sự phát triển về khả năng chẩn đoán và vaccine.

Chính phủ Ấn Độ đã chỉ thị các nhân viên y tế ở sân bay, cảng phải luôn cảnh giác và thực hiện việc kiểm tra sức khỏe của hành khách quốc tế đến Ấn Độ một cách nghiêm ngặt.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính tới ngày 27/7, khoảng 18.000 trường hợp đã được xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ và 5 trường hợp tử vong tại 78 quốc gia.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.