Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Agribank góp phần tích cực phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Hoàng Thanh - 15:12, 25/01/2023

Năm 2022, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tiếp tục khẳng định là Ngân hàng Thương mại Nhà nước hoạt động kinh doanh hiệu quả, bền vững và là doanh nghiệp có trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng. Agribank cũng là đơn vị tiên phong thực hiện giảm lãi suất, cho vay ưu đãi hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, góp phần tích cực phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Agribank triển khai hỗ trợ lãi suất 2% và chủ động giảm tiếp 20% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ bằng đồng Việt Nam
Agribank triển khai hỗ trợ lãi suất 2% và chủ động giảm tiếp 20% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ bằng đồng Việt Nam

Tiên phong triển khai Chương trình phục hồi kinh tế

Năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm đầu tiên thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu phục hồi nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Tại thời điểm chỉ còn 2 tháng nữa là hết năm 2022, thông tin được Phó Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng đưa ra cho thấy, tổng tài sản Agribank đạt 1,82 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt 1,63 triệu tỷ đồng; dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1,41 triệu tỷ đồng; thu nợ xử lý rủi ro đạt 9.064 tỷ đồng; các tỷ lệ an toàn hoạt động đảm bảo theo quy định.

Đặc biệt, Agribank đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, triển khai Chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách Nhà nước đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh...

Đồng thời, Agribank chủ động giảm tiếp 20% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ bằng đồng Việt Nam tại thời điểm 30/11/2022, tiếp tục hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang gặp vướng mắc, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước. Khách hàng doanh nghiệp, cá nhân có dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, hoặc có mục đích vay vốn kinh doanh xăng dầu… cũng được áp dụng chính sách giảm lãi suất này.

Agribank đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế
Agribank đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế

Đẩy mạnh phát triển “Tam nông”

Năm 2022, Agribank tiếp tục khẳng định là ngân hàng chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn với tỷ trọng đầu tư “Tam nông” chiếm trên 65% tổng dư nợ, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thị phần tín dụng đầu tư nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam. Agribank tiếp tục là Ngân hàng chủ lực triển khai 7 chương trình tín dụng chính sách, các Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Ngân hàng Agribank là “trụ đỡ” cho các hoạt động kinh tế, sản xuất nông nghiệp
Ngân hàng Agribank là “trụ đỡ” cho các hoạt động kinh tế, sản xuất nông nghiệp

Agribank đã hỗ trợ giảm nghèo bền vững đối với 61 huyện nghèo với dư nợ hơn 605 tỷ đồng; cho vay theo Quyết định 63, 65, 68 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp với dư nợ hơn 557 tỷ đồng; cho vay tái canh cây cà phê với dư nợ hơn 193 tỷ đồng. Đối với cho vay xây dựng NTM, Agribank triển khai cho vay đến 100% số xã trên toàn quốc với dư nợ đạt hơn 605 nghìn tỷ đồng; trong đó trên 50% nguồn vốn cho vay xây dựng NTM để đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh các ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, giúp nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản chủ lực; gần 35% nguồn vốn đầu tư cho dịch vụ thương mại; trên 15% nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn…

Đồng thời, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội thông qua mô hình tổ vay vốn, tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, chính sách tín dụng ngân hàng, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến… góp phần nâng cao dân trí của người dân, tạo niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển “tam nông”. Thông qua triển khai các chương trình tín dụng chính sách, Agribank đã và đang đóng góp quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, xây dựng NTM, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, tạo động lực để nông nghiệp tiếp tục phát huy vai trò là “trụ đỡ” của nền kinh tế.

Uy tín thương hiệu Agribank tiếp tục được nâng cao. Tổ chức Moody’s nâng xếp hạng Agribank từ mức “Ba3” lên mức “Ba2” với triển vọng “ổn định”; Agribank xếp hạng cao nhất trong các ngân hàng Việt Nam tại bảng xếp hạng Brand Finance Banking 500 năm 2022; Giải thưởng Sao vàng Đất Việt; Giải thưởng Sao Khuê; Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam 2022; Top 10 Ngân hàng Thương mại Việt Nam uy tín; Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022; Top 10 thương hiệu mạnh ngành tài chính ngân hàng năm 2022…

Phát huy trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, năm 2022, Agribank đã dành hơn 330 tỷ đồng ủng hộ công tác an sinh xã hội, tập trung vào các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà đại đoàn kết, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, triển khai chương trình trao tặng tủ sách, thiết bị học tập “Thêm con chữ, bớt đói nghèo” tại các địa bàn khó khăn trong cả nước.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.