Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

72,3% nhóm phụ nữ vùng khó khăn tuổi từ 25 - 44 có mong muốn học nghề

PV - 17:15, 23/12/2022

Đề án khảo sát nhu cầu học nghề của phụ nữ thuộc địa bàn nghèo, vùng khó khăn được thực hiện năm 2022 trên địa bàn 4 tỉnh cho thấy, nhóm tuổi từ 25 - 44 có tỷ lệ mong muốn học nghề cao nhất, chiếm 72,3%. Nghề được chị em phụ nữ lựa chọn nhiều nhất vẫn là chăn nuôi và trồng trọt.

Đại diện nhóm thực hiện đề án khảo sát báo cáo kết quả
Đại diện nhóm thực hiện đề án khảo sát báo cáo kết quả

Nhằm đánh giá thực trạng và dự báo nhu cầu học nghề của phụ nữ thuộc địa bàn nghèo, vùng khó khăn, qua đó gợi ý các chính sách kịp thời cho Nhà nước, địa phương trong việc thúc đẩy đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu cho đối tượng này trong tình hình mới; đồng thời, làm rõ những xu hướng học nghề của phụ nữ nghèo thuộc địa bàn nghèo, vùng khó khăn, làm cơ sở cho công tác đào tạo nghề phù hợp, hiệu quả; làm rõ thêm về vai trò của Nhà nước trong thúc đẩy xóa đói, giảm nghèo đối với địa bàn nghèo thông qua các chương trình đào tạo nghề cho phụ nữ, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức thực hiện Đề án khảo sát, thống kê và dự báo nhu cầu học nghề của phụ nữ thuộc địa bàn nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021 - 2025.

Nhóm thực hiện Đề án khảo sát gồm các chuyên gia, là đại diện Ban Kinh tế Trung ương Hội LHPN Việt Nam và giảng viên Học viện Phụ nữ Việt Nam đã dành thời gian thực hiện khảo sát và báo cáo kết quả vào ngày 21/12.

Đại diện nhóm thực hiện Đề án khảo sát, giảng viên Lê Văn Sơn (Học viện Phụ nữ Việt Nam) thông tin: Đề án khảo sát nhu cầu học nghề của phụ nữ thuộc địa bàn nghèo, vùng khó khăn được thực hiện năm 2022 trên địa bàn 4 tỉnh, bao gồm: Sơn La, Điện Biên, Quảng Nam và Đắk Lắk. Tỉnh thẩm định bộ công cụ khảo sát là Thái Nguyên. Tổng số cá nhân tham gia khảo sát trực tiếp: 600 phụ nữ độ tuổi lao động thuộc địa bàn nghèo, vùng khó khăn. Tổng số cá nhân tham gia phỏng vấn sâu: 24 người là lãnh đạo tại các xã, thị trấn thuộc địa bàn nghèo, vùng khó khăn.

Kết quả, nhóm độ tuổi 25 - 34 và nhóm 35 - 44 có tỷ lệ mong muốn học nghề cao nhất, tương ứng với 36,4% và 35,9%. Như vậy, nhóm tuổi từ 25 - 44 có tổng tỷ lệ là 72,3%. Trong khi đó, nhóm dưới 25 tuổi chỉ chiếm 12,2% và trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ 15,5%.

Các nghề được chị em phụ nữ lựa chọn nhiều nhất để tham gia học trong thời gian tới theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: Chăn nuôi chiếm 39,6%; trồng trọt 20,9%; nấu ăn 13,6%; may mặc 10,8%; cơ khí 5,1%; trồng rừng 2,8%; thủ công mỹ nghệ 1,4%; hướng dẫn viên du lịch 1,4%; nghề phục vụ Bar, bàn, bếp 0,2% và các nghề khác chiếm 4,1%. Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy phụ nữ thuộc địa bàn nghèo, vùng khó khăn vẫn lựa chọn nghề chăn nuôi và trồng trọt là chính.

Kết quả khảo sát cho thấy, 72,3% nhóm phụ nữ vùng khó khăn tuổi từ 25 - 44 có mong muốn học nghề
Kết quả khảo sát cho thấy, 72,3% nhóm phụ nữ vùng khó khăn tuổi từ 25 - 44 có mong muốn học nghề

Tại buổi báo cáo kết quả khảo sát, nhóm thực hiện cũng nêu rõ những khó khăn của phụ nữ khi tham gia các lớp học nghề, vai trò của Hội LHPN đối với nhu cầu học nghề của phụ nữ tại các địa bàn nghèo, vùng khó khăn…

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Mục tiêu tổng quát thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Hội LHPN Việt Nam là một trong những đơn vị tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. Với mục tiêu tổng quát là giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; vấn đề đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho phụ nữ là một trong những nội dung quan trọng của chương trình.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.