Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

50 món ăn Việt vào danh sách đặc sản châu Á

PV - 16:19, 17/04/2023

Theo thông tin từ Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings), Tổ chức Kỷ lục châu Á đã chính thức ghi nhận thêm 9 món ăn/nhóm món ăn đặc sản của Việt Nam vào danh sách Kỷ lục ẩm thực - đặc sản châu Á.

Xôi chiên phồng (Đồng Nai) – Món ăn với hình thức độc đáo
Xôi chiên phồng (Đồng Nai) - Món ăn với hình thức độc đáo

Các món ăn/nhóm món ăn được đưa vào danh sách lần này gồm: Các loại bánh dân gian Cần Thơ (TP. Cần Thơ); xôi chiên phồng (Đồng Nai); bánh Phu Thê Đình Bảng (Bắc Ninh); thanh long (Bình Thuận); nước mắm Con Cá Vàng Phan Thiết (Bình Thuận); vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang); Atiso Lâm Đồng (Lâm Đồng); cơm tấm Long Xuyên (An Giang); các món ăn từ khóm (Hậu Giang).

Bánh phu thê Đình Bảng. (Ảnh minh họa. Nguồn: vtv.vn)
Bánh phu thê Đình Bảng. (Ảnh minh họa. Nguồn: vtv.vn)

Như vậy, đến nay đã có tổng cộng 50 đặc sản ẩm thực Việt Nam lọt vào danh sách này. Các đặc sản ẩm thực được đề cử từ các địa phương, trải qua quá trình chọn lọc, chỉ giữ lại các đặc sản có ảnh hưởng tích cực đến đời sống văn hóa ẩm thực của từng địa phương để giới thiệu.

Các đặc sản được ghi nhận bên cạnh việc vinh danh còn được nêu tên trong bộ nhận diện Giá trị Ẩm thực châu Á do Tổ chức Kỷ lục châu Á thực hiện.

Tin cùng chuyên mục
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.