Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Yên Bái: Tháo gỡ vướng mắc, trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư

Trọng Bảo - 14:23, 22/05/2023

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, việc thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương là một trong những giải pháp được Yên Bái xác định góp phần thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã có nhiều giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cho doanh nghiệp khi đến đầu tư.

Nhờ làm tốt công tác thu hút đầu tư đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương
Nhờ làm tốt công tác thu hút đầu tư đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương

Xác định thu hút đầu tư, là chìa khóa để phát huy thế mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế, ngày 10/10/2022 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái, đã ban hành Chỉ thị số 29 về tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn. Trong đó, xác định rõ những quan điểm, mục tiêu và những định hướng lớn về thu hút đầu tư, làm cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý quan trọng để các sở, địa phương tổ chức thực hiện.

Cùng với đó, nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 được tỉnh ban hành thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Thuế… Nhà đầu tư khi đến với tỉnh, được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất theo khung pháp luật hiện hành của nhà nước về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuê mặt nước; thuế nhập khẩu, hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin; hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính...

Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đều tổ chức chương trình xúc tiến đầu tư và thường xuyên cập nhật thông tin chính sách, thu hút đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cùng với đó, tỉnh ban hành Kế hoạch hành động hàng năm về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính toàn diện. Qua đó, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, khuyến khích sáng tạo, khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh sau đại dịch…

“Nhằm kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư, tỉnh Yên Bái đã thành lập, kiện toàn tổ công tác do lãnh đạo UBND tỉnh làm tổ trưởng; các sở ngành, địa phương có liên quan là thành viên. Từ đó, đã cơ bản giải quyết kịp thời những kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, nhà đầu tư khi đến với tỉnh…”, ông Đoàn Hữu Phung, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái cho biết thêm.

Tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu mỗi năm thu hút từ 60-80 dự án đầu tư
Tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu mỗi năm thu hút từ 60 - 80 dự án đầu tư

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, môi trường đầu tư tại Yên Bái ngày càng thông thoáng, thuận lợi hơn. Qua đó, đã thu hút được các tập đoàn lớn, có uy tín đến nghiên cứu, khảo sát đầu tư vào một số lĩnh vực có lợi thế của tỉnh như: Khai khoáng, đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp; phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, dịch vụ du lịch... Trong đó, có một số dự án đã hoàn thành, đi vào hoạt động đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động của địa phương. 

Hết năm 2022, Yên Bái có trên 2.900 doanh nghiệp, nộp ngân sách Nhà nước trên 1.500 tỷ đồng, chiếm trên 62 % tổng thu cân đối trên địa bàn tỉnh. Giải quyết, tạo việc làm cho trên 45.000 lao động là con em đồng bào các dân tộc tại địa phương với mức thu nhập bình quân 6 - 7 triệu đồng/người/tháng…

Thống kê từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX đến nay, toàn tỉnh đã có 104 dự án được cấp mới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng vốn đăng ký gần 20 nghìn tỷ đồng. 

Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản có 8 dự án, với tổng vốn đăng ký 323,1 tỷ đồng; Ngành công nghiệp - xây dựng có 71 dự án, với tổng vốn đăng ký 18.371,1 tỷ đồng; Ngành thương mại, dịch vụ, du lịch và các ngành kinh tế khác là 25 dự án, với tổng vốn đăng ký 808,1 tỷ đồng… 

Năm 2022, Yên Bái đứng thứ 38/54 tỉnh, thành phố về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; tỉnh đã và đang trở thành điểm đến có sức hấp dẫn và quan trọng trong chiến lược đầu tư kinh doanh của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp như: Tập đoàn BB Group, Tổng công ty Viglacera, Flamingo Holding Group…

Năm 2022, nộp ngân sách của các doanh nghiệp chiếm 62 % tổng thu cân đối trên địa bàn tỉnh
Năm 2022, nộp ngân sách của các doanh nghiệp chiếm 62 % tổng thu trên địa bàn tỉnh

“Thời gian tới, tỉnh tiếp tục đồng hành, sát cánh, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư có nhiều thành công trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm nhiệm vụ giải pháp để tạo đột phá trong thu hút đầu tư, đưa Yên Bái trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; góp phần quan trọng phát triển kinh tế, xã hội và hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ vào năm 2025…”, ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nhấn mạnh.

Tỉnh Yên Bái đang tập trung phát triển theo hướng "Xanh - Hài hòa, Bản sắc và Hạnh phúc”. Với mục tiêu, mỗi năm thu hút từ 60 - 80 dự án đầu tư; trong đó, ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có công nghệ cao, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, thân thiện với môi trường, tập trung thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có năng lực. Với những chính sách thu hút đầu tư của tỉnh đã và đang triển khai sẽ góp phần hiện thực hóa định hướng phát triển này trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.