Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Yên Bái: Tăng cường chống dịch khu công nghiệp, đảm bảo phát triển sản xuất

Trọng Bảo - 18:02, 06/06/2021

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang triển khai nhiều giải pháp với mục tiêu kép “vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển sản xuất”.

Công nhân làm việc tại tất cả các nhà máy bắt buộc phải đeo khẩu trang và thực hiện giữ khoảng cách theo quy định
Công nhân làm việc tại tất cả các nhà máy bắt buộc phải đeo khẩu trang và thực hiện giữ khoảng cách theo quy định

Công ty Cổ phần Khoáng sản Công nghiệp Yên Bái (thuộc KCN phía Nam) có 132 công nhân. Để phòng, chống dịch có hiệu quả, thời gian qua, đơn vị đã siết chặt việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và thực hiện phòng, chống dịch ở mức cao nhất.

Ông Phan Chấn Hướng, cán bộ Ban ATVSLĐ của công ty cho biết: Đơn vị nghiêm túc tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Ban Quản lý các KCN tỉnh, chính quyền địa phương; tuân thủ việc giữ khoảng cách, thực hiện nguyên tắc 5K của ngành y tế; duy trì việc đo thân nhiệt cho công nhân trước khi vào ca; Đồng thời, quán triệt công nhân  không tụ tập đông người... 

"Nếu công nhân nào cố tình không chấp hành mà không may mắc Covid-19, công ty sẽ xử phạt theo quy định, thậm chí có thể cho nghỉ việc  ", ông Hướng thông tin.

Tại Công ty TNHH ngành gỗ Thiên An ở khu Công nghiệp phía Nam, trước khi công nhân vào cổng được kiểm tra đo thân nhiệt, sát khuẩn tay. Các phân xưởng, lao động được quán triệt việc thực hiện các yêu cầu trong phòng chống dịch, đặc biệt việc bắt buộc đeo khẩu trang khi làm việc, tiếp xúc với người khác.

Theo bà Tạ Thị Dung, cán bộ quản lý sản xuất của Công ty, Công ty hiện có hơn 500 công nhân làm việc tại 3 phân xưởng chính. 100% sản phẩm gỗ được xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Ngay từ đầu năm 2021, số đơn hàng xuất khẩu được ký kết đủ để sản xuất trong vòng từ 5 đến 6 tháng. 

"Do đó, để bảo đảm tiến độ sản xuất, đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu, hơn lúc nào hết việc phòng chống dịch bệnh được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu”, bà Dung cho biết.

Theo tìm hiểu của phóng viên, cùng với việc siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái cũng đã thực hiện nghiêm ngặt việc rà soát, phân loại và cách ly người có nguy cơ nhiễm bệnh, người trở về từ vùng dịch theo quy định, nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động trước nguy cơ dịch bệnh, góp phần ổn định sản xuất.

Tại Nhà máy Polymer Industries Yên Bái, theo ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Nhà máy, để bảo đảm vừa duy trì sản xuất, vừa phòng, chống dịch bệnh, Công ty bố trí cho hơn 70 công nhân làm việc theo 2 ca ngày và đêm, hạn chế đông người, thực hiện giãn cách theo quy định.

“Việc phòng, chống dịch được chúng tôi đặt lên hàng đầu; tình hình dịch bệnh, các văn bản mới nhất của Trung ương, của địa phương về phòng, chống dịch được cập nhật thường xuyên; kịp thời thông báo, tuyên truyền đến các bộ phận, người lao động và các khách hàng của công ty”, ông Vinh khẳng định.

Để phòng, chống dịch, nhiều nhà máy đã thực hiện chia ca để hạn chế việc tập chung đông người
Để phòng, chống dịch, nhiều nhà máy đã thực hiện chia ca để hạn chế việc tập trung đông người

Theo báo cáo của Ban Quản lý các KCN tỉnh Yên Bái, hiện tỉnh có 3 KCN đang hoạt động gồm: KCN phía Nam, KCN Minh Quân, KCN Âu Lâu. Các KCN đã thu hút được 64 dự án đầu tư, với 30 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

Trong 4 tháng đầu năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp tại các KCN của tỉnh Yên Bái đạt hơn 871 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lao động tại các doanh nghiệp trong KCN là 3.913 người, lương bình quân đạt 5 triệu đồng/người/tháng.


Ông Trịnh Huỳnh Yên, Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Yên Bái cho biết: Hiện nay, các nhà máy trong KCN, nhìn chung hoạt động sản xuất ổn định. Thời gian qua, Ban Quản lý các KCN đã tăng cường chỉ đạo đến các công ty, nhà máy, doanh nghiệp chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch. 

Đây cũng là quyền lợi sát sườn của doanh nghiệp, bởi nếu phòng chống dịch không tốt, nhà máy phải đóng cửa thì người chịu thiệt hại đầu tiên chính là doanh nghiệp. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp đã chủ động thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch. 

"Các doanh nghiệp cũng đã đầu tư mua sắm các trang thiết bị như, máy đo thân nhiệt, khẩu trang, thuốc khử khẩn... Bố trí cho đội ngũ y tế của công ty tiến hành đo thân nhiệt và yêu cầu cán bộ, công nhân đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi vào nhà máy để làm việc. Đồng thời, tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh tại đơn vị mình để từ đó xây dựng chi tiết các phương án, kịch bản ứng phó khi có dịch xảy ra”, ông Yên cho biết.

(Nội dung thông tin tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.