Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Yên Bái đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Trang Diệp - 20:00, 23/11/2022

Trong những năm qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới.

Nhờ việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong đào tạo, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Yên Bái đạt được nhiều thành tích cao
Nhờ việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong đào tạo, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Yên Bái đạt được nhiều thành tích cao

Chuyển đổi số để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) là lĩnh vực quan trọng, đang được đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý, tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động.

Thực hiện Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong GDNN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong hoạt động GDNN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh yêu cầu, chuyển đổi số lĩnh vực GDNN cần có sự phối hợp đồng bộ của các sở, ngành, sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương. Các cơ sở GDNN cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các hoạt động quản lý, đào tạo.

Mỗi cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong lĩnh vực GDNN không ngừng nỗ lực, chủ động cập nhật bổ sung kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc phù hợp với yêu cầu, định hướng về chuyển đổi số.

Chương trình đề ra mục tiêu, đến năm 2030, Yên Bái phấn đấu 100% nhà giáo và cán bộ quản lý được đào tạo bổ sung nâng cao năng lực số, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số. 100% chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các trình độ được tích hợp năng lực số, có nội dung đào tạo phù hợp với phương thức chuyển đổi số. 100% trường cao đẳng, trung cấp có hạ tầng số, nền tảng số để kết nối, khai thác với nền tảng số GDNN quốc gia…

Các cơ sở GDNN làm tốt công tác chuyển đổi số

Với lịch sử hơn 10 năm hình thành và phát triển, Trường Cao đẳng nghề Yên Bái là một trong những điểm sáng về công tác đào tạo GDNN. Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh việc chuyển đổi số, trường đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Theo ông Lê Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Yên Bái: "Trường đang đào tạo 6 nghề trọng điểm về kỹ thuật và một số nghề về phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tỉ lệ học sinh hàng năm ra trường, đi làm ổn định chiếm khoảng 90%. Khi tuyển sinh, trường sẽ cam kết giới thiệu việc làm cho các em sau tốt nghiệp. Thu nhập thấp nhất từ 5 -6 triệu/tháng."

Trường không ngừng nâng cấp cơ sở trang thiết bị, cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao công tác quản lý và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Sinh viên của trường thường xuyên được cọ sát khi tham gia nhiều cuộc thi về lĩnh vực công nghệ thông tin ở phạm vi trong và ngoài tỉnh.

Bên cạnh đó, hiện nhà trường đang triển khai chương trình đào tạo hệ song bằng quốc tế. Cụ thể, trường đang có lớp học đặc biệt thuộc chương trình Gia công và Thiết kế sản phẩm mộc hệ cao đẳng sẽ cấp song bằng Việt Nam - Đức cho học sinh. Lớp học nói trên tuyển chọn theo hình thức xét tuyển, học sinh có học lực khá trở lên. Nhiều học viên đủ điều kiện xét tuyển vào các trường đại học chính quy vẫn quyết định theo học chương trình này.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Yên Bái chú trọng chuyển đổi số trong công tác quản lý và đào tạo.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Yên Bái, chú trọng chuyển đổi số trong quản lý và đào tạo.

Theo nội dung, học sinh tham gia đầy đủ các môn chung như: Giáo dục quốc phòng, Tin học, Ngoại ngữ để được cấp bằng Việt Nam. Song song đó, các em học thêm một số tín chỉ về lao động quốc tế để có thể hoàn chỉnh văn bằng quốc tế. Chương trình học này đưa ra nhiều tiêu chí khắt khe về kỹ năng nghề, ngoại ngữ, tác phong, ứng xử, đạo đức… Tất cả được đánh giá trong quyển tường thuật học sinh - sinh viên theo ngày. 

Một tiêu chuẩn không đạt, sẽ không được cấp bằng. Khi ra trường người học được cấp 2 bằng (1 bằng tốt nghiệp cao đẳng của Việt Nam do Trường cao đẳng nghề Yên Bái cấp và 1 bằng tốt nghiệp tương đương với trình độ bậc 4 theo khung trình độ quốc gia Đức và Khung trình độ châu Âu do Viện Tiểu thủ công nghiệp và kỹ năng nghề Leipzig, Đức cấp). 

Trong quá trình học, các em được thường xuyên xuống xưởng để trau dồi kinh nghiệm, kiến thức thực tế để có thể áp dụng vào bài thi người lao động quốc tế. Sau khi học xong, người học có cơ hội đầu ra, tìm được việc làm 100%.

Em Phạm Tuấn Anh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Yên Bái chia sẻ: “Nhờ việc ứng dụng công nghề thông tin trong công tác đào tạo, sinh viên chúng em cảm thấy việc tiếp thu kiến thức trở nên sinh động và dễ dàng hơn. Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, sinh viên được trang bị kiến thức số sẽ giúp cho việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp trở nên thuận lợi hơn rất nhiều”.

Để thực hiện các mục tiêu theo Chương trình chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Yên Bái đề ra một số giải pháp như: Tham mưu xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Phát triển chương trình, nội dung đào tạo các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số trong nền kinh tế và hội nhập quốc tế. Huy động nguồn lực cho quá trình chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.