Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Yên Bái: Bước chuyển biến tích cực trong xây dựng gia đình văn hóa

Hoàng Quý - 10:17, 22/11/2019

Mỗi địa phương trong tỉnh Yên Bái đều có những cách làm hay, sáng tạo để triển khai hiệu quả phong trào “Xây dựng Gia đình văn hóa”. Qua đó, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo đà cho sự phát triển kinh tế ở địa phương.

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa được đông đảo người dân tham gia
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa được đông đảo người dân tham gia

Thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH), khu dân cư văn hóa, năm 2019, toàn tỉnh Yên Bái có gần 180 nghìn hộ dân đăng ký xây dựng GĐVH, trên 1.000 làng bản, khu phố văn hóa (chiếm 74% tổng số làng bản, khu phố toàn tỉnh). Để tạo chuyển biến tích cực trong xây dựng GĐVH; các tổ chức, đoàn thể đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực gắn các phong trào thi đua với xây dựng GĐVH, như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Văn hóa doanh nghiệp”, “Văn hóa học đường”, “Văn hóa giao thông”... tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.

Như ở xã Nghĩa An, Tx. Nghĩa Lộ là nơi có phong trào xây dựng GĐVH có sức lan tỏa, mang lại hiệu quả đối với từng gia đình. Bà Điêu Thị Xiêng ở bản Đêu 1 (xã Nghĩa An), một gia đình nhiều năm liền được công nhận GĐVH tiêu biểu. Gia đình bà không chỉ chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn nhiệt tình giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc trong từng nếp nhà và truyền lại cho thế hệ trẻ. Thời gian qua, bà Xiêng đã tự nguyện mở lớp dạy múa xòe, hát Khắp - Thái cho các em học sinh trong vùng để giữ gìn và nâng cao đời sống văn hóa.

Xây dựng gia đình văn hóa là động lực để thúc đẩy sự phát triển của xã hội
Xây dựng gia đình văn hóa là động lực để thúc đẩy sự phát triển của xã hội

“Là người biết hát, biết múa trong bản, tôi sợ các cháu sau này không còn biết múa, hát các làn điệu của dân tộc mình. Chính vì thế, tôi đã gọi các cháu đến để dạy múa, hát. Mới đầu chỉ được vài cháu, nhưng càng ngày các cháu đến càng đông”, bà Xiêng cho biết.

Ở thôn Đoàn Kết, xã Cảm Ân (Yên Bình) để người dân thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các tổ chức đoàn thể của thôn đã phối hợp, làm tốt việc tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt phong trào gắn với xây dựng nông thôn mới. Qua đó, Nhân dân đã tự nguyện đóng góp kinh phí để bê tông hóa đường vào thôn, xây dựng nhà văn hóa thôn khang trang, bảo đảm phục vụ tốt nhu cầu hội họp và vui chơi giải trí, thể dục thể thao của Nhân dân, góp phần đưa xã Cảm Ân hoàn thành tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa, tiêu chí số 16 về văn hóa.

Theo ông Nguyễn Văn Liệu, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở VH-TTDL tỉnh Yên Bái cho biết, năm 2018, toàn tỉnh có gần 160 nghìn hộ, 1.315 làng, bản, tổ dân phố và trên 1.000 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được phát triển mạnh mẽ, nhiều Câu lạc bộ gia đình văn hóa, văn nghệ được thành lập và duy trì tập luyện. Các hoạt động văn hóa luôn thu hút được quần chúng Nhân dân tham gia.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.