Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ý tưởng phục vụ cộng đồng của Lò Lở Mẩy

PV - 09:25, 03/04/2019

Với quyết tâm bảo tồn những bài thuốc quý chữa bệnh, hỗ trợ cộng đồng tạo sinh kế từ rừng… Lò Lở Mẩy dân tộc Dao, thôn Chu Cang Hồ, xã Tòng Sành (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) đã và đang có nhiều việc làm thiết thực đối với mảnh đất quê hương.

Lò Lở Mẩy-người phụ nữ Dao với quyết tâm và dự định lớn để bảo tồn bài thuốc quý của cha ông. Lò Lở Mẩy-người phụ nữ Dao với quyết tâm và dự định lớn để bảo tồn bài thuốc quý của cha ông.

Chúng tôi gặp Lò Lở Mẩy nhiều lần tại các hội nghị, hội thảo về khởi nghiệp tại Hà Nội và Quảng Nam. Mẩy tham gia rất tích cực, nhiệt tình và trách nhiệm. Tôi ấn tượng bởi sự nhanh nhẹn, hoạt bát của Mẩy. Người phụ nữ nhỏ bé nhưng nghị lực phi thường.

Bắt đầu câu chuyện với chúng tôi, Lò Lở Mẩy kể: Mẩy sinh năm 1985 trong gia đình có 7 chị em, cha mẹ của Mẩy đều rất giỏi về nghề bốc thuốc gia truyền của đồng bào Dao. Cha Mẩy còn giữ nhiều cuốn sách cổ của người Dao, do đó biết được nhiều bài thuốc hay, cây thuốc quý. Những kinh nghiệm lấy cây thuốc của Mẩy đều do cha truyền dạy.

“Cha tôi dạy rằng, đi rừng kiếm cây thuốc thì phải đi từ sáng sớm tinh sương, bởi khi nắng lên, cây thuốc sẽ không còn nhiều tác dụng. Mình lấy cây thuốc, nhưng phải để lại phần cành, phần rễ để cây còn tiếp tục sinh trưởng và phát triển. Tôi luôn mong muốn làm thế nào để nhiều người biết đến những bài thuốc chữa bệnh của người Dao đỏ ở Tòng Sành, có như vậy đồng bào Dao mới có thể giữ nghề và phát triển nghề truyền thống”, Lò Lở Mẩy chia sẻ.

Đồng bào dân tộc Dao đang chế biến thuốc nam gia truyền. Ảnh: tư liệu Đồng bào dân tộc Dao đang chế biến thuốc nam gia truyền. Ảnh: tư liệu

Xã Tòng Sành có diện tích rừng khá nguyên sơ với khoảng 1.428ha rừng tự nhiên. Xã đã thành lập được 3 Tổ hợp tác, 6 Tổ bảo vệ rừng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và bảo tồn và phát triển cây dược liệu, bước đầu xây dựng được 6ha mô hình bảo tồn và phát triển cây dược liệu dưới tán rừng…

Đầu năm 2017, Tổ hợp tác bảo vệ rừng và cây dược liệu thôn Chu Cang Hồ được thành lập với 21 thành viên. Bà con trong thôn đã bầu Tổ trưởng là Trưởng thôn và Lò Lở Mẩy được bầu làm Tổ phó. Tổ hợp tác bảo vệ rừng và cây dược liệu Chu Cang Hồ đã khẳng định được vai trò với việc khai thác tập trung và ký hợp đồng với doanh nghiệp thu mua sản phẩm, mang lại thu nhập ổn định cho hội viên.

Tuy đã đạt được kết quả bước đầu, song Lò Lở Mẩy cho rằng, cộng đồng Dao ở Tòng Sành mới chỉ bước đầu làm quen với mô hình kinh tế hợp tác. Sản xuất theo chuỗi trong việc bao tiêu sản phẩm, năng lực quản lý doanh nghiệp của cộng đồng dân tộc thiểu số còn yếu chưa thể quản trị được doanh nghiệp tập thể.

Vì vậy, Lò Lở Mẩy đã tham gia Cuộc thi ý tưởng Chuỗi giá trị dành cho Cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức vừa qua. Cô gái Dao Lò Lở Mẩy đã đề xuất dự án “Hỗ trợ đồng bào Dao xây dựng mô hình kinh tế hợp tác gắn với bảo vệ rừng từ phát triển thương hiệu sản phẩm như nước tắm, lá tắm, chè giảo cổ lam dựa trên kiến thức bản địa, truyền thống của họ”.

Theo đó, Mẩy và các cộng sự sẽ hình thành 01 Hợp tác xã của đồng bào Dao trên nền của các Tổ hợp tác đã được thiết lập của UN-REDD (Chương trình hợp tác của LHQ về giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển). Hợp tác xã được nâng cao năng lực đủ khả năng tự chủ hiệu quả từ các cá nhân nòng cốt trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Hỗ trợ kỹ thuật sơ chế, chiết xuất tinh chất cho sản phẩm thuốc tắm, lá tắm và trồng, thu hoạch bền vững sa nhân tím, lâm sản ngoài gỗ khác… Tạo việc làm và thu nhập ổn định, lâu dài cho từ 50-100 hộ gia đình đồng bào Dao thông qua việc liên kết sản xuất. Bảo tồn và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên trong toàn xã, góp phần giảm phát thải khí nhà kính và phát triển hài hòa giữa con người và môi trường.

Ý tưởng của Lò Lở Mẩy đã được lựa chọn là 1 trong 23 ý tưởng xuất sắc lọt vào vòng trong. Thời gian tới, Dự án của Mẩy sẽ được Ban Tổ chức hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật để thực hiện.

Những việc làm của Mẩy và những dự định lớn lao hơn của cô gái Dao trong tương lai đã thể hiện quyết tâm bảo tồn được nguồn gen cây dược liệu và những bài thuốc quý của dân tộc mình. Đồng thời, mở ra hướng phát triển kinh tế bền vũng cho người dân ở Tòng Sành.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.