Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xúc tiến đầu tư vào Đồng bằng Sông cửu Long: Những tín hiệu khả quan

PV - 15:23, 03/04/2018

Khi chính sách thông thoáng, thủ tục hành chính được hỗ trợ thuận lợi, quyền lợi nhà đầu tư được công khai minh bạch, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đăng ký đầu tư vào các địa phương trên nhiều lĩnh vực.

Với mục đích tuyên truyền, giới thiệu thành tựu kinh tế-xã hội, tiềm năng, thế mạnh và chính sách ưu đãi đầu tư của địa phương mình, mỗi tỉnh trong khu vực ĐBSCL đã xác định thế mạnh của từng lĩnh vực đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư trọng điểm, nhằm huy động các nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để phát triển nhanh, bền vững. Đồng thời, đây là cơ hội để các doanh nghiệp rộng đường đến với các địa phương có điều kiện phát triển kinh tế còn khó khăn.

Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang trao giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2017. Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang trao giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2017.

 

Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Công ty CP Xây dựng miền Nam, một doanh nghiệp vừa đầu tư vào lĩnh vực địa ốc ở tỉnh Hậu Giang chia sẻ: “Sau lần tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh, chúng tôi mạnh dạn đầu tư vào xây dựng “Khu cư dân thương mại 1”, cho người có thu nhập thấp. Bởi các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đã đáp ứng đúng những vướng mắc mà trước đây không xoay sở được”. Ngoài các chính sách ưu đãi chung, Hậu Giang còn có những ưu đãi riêng như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế suất 10%); miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; miễn giảm thuế nhập khẩu...

Ông Đồng Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang khẳng định: Các nhà đầu tư sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, để thực hiện thành công dự án và đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai. Hậu Giang luôn thực hiện nhất quán quan điểm “Ở nơi nào trên địa bàn tỉnh có khó khăn của doanh nghiệp thì ở đó sẽ có mặt của chính quyền địa phương để cùng tháo gỡ”.

Tại tỉnh Vĩnh Long, Hội nghị xúc tiến đầu tư với chủ đề “Vĩnh Long- Chủ động hợp tác phát triển bền vững” diễn ra vào ngày 27/3. Trước khi diễn ra Hội nghị đã có 25 dự án đầu tư, với tổng số vốn trên 12.400 tỷ đồng. Điển hình là 2 dự án năng lượng tái tạo là nhà máy điện mặt trời VNECO-Vĩnh Long do Tổng Cty CP Xây dựng điện Việt Nam và dự án điện năng lượng mặt trời của Cty Hankook Tech Co.Ltd đầu tư, với nguồn vốn trên 2.200 tỷ đồng tại huyện Vũng Liêm; một dự án ô tô sử dụng năng lượng mặt trời của Tập đoàn Đức đầu tư gần 700 tỷ đồng.

Ông Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết: Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư địa phương cũng đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các nhà đầu tư, với 25 dự án đã hoàn tất thủ tục. Đặc biệt, tổ chức lễ ký kết hợp tác, triển khai đề án liên kết tiểu vùng Duyên hải phía Đông giữa Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh, đưa quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại, du lịch trong vùng ĐBSCL phát triển lên tầm cao mới.

Cũng là tỉnh chuẩn bị tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào cuối tháng 4/2018, tỉnh Sóc Trăng dự kiến sẽ trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, bản ghi nhớ hợp tác đầu tư cho 44 dự án, với tổng mức vốn đầu tư gần hơn 120.000 tỷ đồng. Đồng thời, sẽ mời gọi đầu tư vào 88 dự án khác.

Với số lượng doanh nghiệp đăng ký đầu tư ngày càng tăng, cho thấy các địa phương đã khắc phục được những vướng mắc, đáp ứng kịp thời những vấn đề quan tâm của các nhà đầu tư từ cơ chế, chính sách thu hút, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt tại ĐBSCL.

N.TÂM

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.