Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xúc động Lễ kỷ niệm 70 năm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc

Minh Nhật - 07:39, 28/10/2024

Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc là sự kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng, là dịp để chúng ta tự hào về một giai đoạn hào hùng trong lịch sử dân tộc, nhắc nhớ chúng ta về tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tình cảm “Bắc - Nam một nhà”. Sự kiện diễn ra ngày 27/10, tại Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra bắc ở phường Quảng Tiến (thành phố Sầm Sơn)

Kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền nam tập kết ra bắc (1954-2024)
Kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền nam tập kết ra bắc (1954-2024)

Tham dự sự kiện có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị...Cùng dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng nhiều đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, Ban liên lạc Hội cựu học sinh miền nam Trung ương; lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, các tỉnh bạn cùng đông đảo cựu cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền nam, nhân dân trong tỉnh Thanh Hóa.

Các đại biểu dự lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền nam tập kết ra miền bắc
Các đại biểu dự lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền nam tập kết ra miền bắc

Thanh Hóa là vùng tự do, hậu phương lớn trong kháng chiến trường kỳ, góp phần cùng quân dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 lịch sử, buộc thực dân Pháp ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự, lập lại hòa bình tại Việt Nam.

Thanh Hóa vinh dự được Trung ương giao nhiệm vụ đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền nam tập kết ra bắc. Tại cảng Hới, từ tháng 9/1954 đến tháng 5/1955, Thanh Hóađã đón 45 chuyến tàu cùng 79.996 người, trong đó có hơn 55 nghìn cán bộ, bộ đội, thương binh, học sinh và 1.443 gia đình cán bộ miền nam tập kết.

Tỉnh cùng các địa phương, đồng bào miền bắc, Ủy ban thống nhất Trung ương đã đón tiếp, chăm sóc tận tình, chu đáo, bố trí công tác, việc làm cho lực lượng tập kết.

Bác Hồ nói chuyện với học sinh miền nam tập kết ra miền bắc học tập
Bác Hồ nói chuyện với học sinh miền nam tập kết ra miền bắc học tập

Thanh Hóa cũng là nơi học tập ban đầu của học sinh miền nam; nhiều gia đình đón thương binh, người cao tuổi về chăm sóc, nuôi dưỡng và các công trường, cơ sở sản xuất nông, công, ngư nghiệp, nhất là các nông trường ở Thanh Hóa có công xây dựng, đóng góp to lớn của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền nam.

Lực lượng tập kết cùng Đảng bộ, quân dân Thanh Hóa và cả nước xây dựng hậu phương lớn, chi viện sức người, sức của, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước; các thế hệ học sinh từ miền nam ra miền bắc học tập dần trưởng thành, đáp ứng yêu cầu trước mắt, thực hiện nhiệm vụ lâu dài của cách mạng Việt Nam.

Tri ân nghĩa tình sâu nặng, khắc ghi giá trị lịch sử, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau, thông qua huy động xã hội hóa và từ nguồn ngân sách, tỉnh Thanh Hóa cùng Ban liên lạc học sinh miền nam Trung ương đã xây dựng, hoàn thành xây dựng Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền nam tập kết ra bắc tại phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn.

Sau gần 2 năm khởi công xây dựng, các hạng mục công trình khu A đã hoàn thành, nổi bật là Cụm tượng đài Con tàu tập kết và bức phù điêu hình cánh cung. Đây là công trình có ý nghĩa lịch sử, nhân văn sâu sắc, là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước cho các thế hệ người Việt Nam, điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước khi đến Sầm Sơn.
Sau gần 2 năm khởi công xây dựng, các hạng mục công trình khu A đã hoàn thành, nổi bật là Cụm tượng đài Con tàu tập kết và bức phù điêu hình cánh cung. Đây là công trình có ý nghĩa lịch sử, nhân văn sâu sắc, là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước cho các thế hệ người Việt Nam, điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước khi đến Sầm Sơn.

Công trình chính tái hiện hình ảnh con tàu tập kết cùng cụm phù điêu hình cánh cung khắc họa các hình tượng điêu khắc, kiến trúc thể hiện truyền thống đoàn kết, nghĩa tình thủy chung, son sắt, anh em một nhà, tinh thần quốc tế cao cả.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh trình bày diễn văn kỷ niệm.
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh trình bày diễn văn kỷ niệm.

Diễn văn kỷ niệm tỉnh Thanh Hóa nêu rõ, đáp lại nghĩa tình sâu nặng của nhân dân Thanh Hóa và nhân dân miền bắc, đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền nam đã ra sức học tập, lao động, sản xuất, công tác, góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc. Sau dưỡng bệnh, học tập, rèn luyện, nhiều người trở lại quê hương, kề vai sát cánh cùng đồng chí, đồng bào, xông pha trên khắp các chiến trường, góp phần giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. 

Nhiều học sinh miền nam nỗ lực học tập, rèn luyện, phấn đấu, trở thành những cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các tướng lĩnh quân đội, công an, các nhà giáo, bác sĩ, nhà khoa học, doanh nhân thành đạt, các văn nghệ sĩ tiêu biểu… đã và đang mang sức lực, trí tuệ cống hiến cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại buổi lễ
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ trọng, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nêu bật thắng lợi trên chiến trường, tiếp đến thắng lợi trên mặt trận ngoại giao và cuộc chuyển quân, chuyển dân từ miền nam ra miền bắc cùng những đóng góp, bước trưởng thành, cống hiến của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền nam đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc.

 Nhấn mạnh sự kiện đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền nam ra bắc là bài học vô giá về ý Đảng-lòng Dân, biểu tượng sáng ngời tinh thần đại đoàn kết và khẳng định chân lý: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi.

Để phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa, tinh thần tự lực, tự cường và sức mạnh đại đoàn dân tộc, phát huy mạnh mẽ ý nghĩa lịch sử to lớn của sự kiện tập kết, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác, gắn kết chặt chẽ, hiệu quả và nhấn mạnh trong chiến tranh chúng ta đã nhường cơm, sẻ áo, trong hòa bình chúng ta phải chung sức, đồng lòng phát huy đối đa sức mạnh của mỗi địa phương và tương trợ lẫn nhau, vì một Việt nam hòa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc, phát triển và hội nhập.

Tiếp tục làm tốt công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình chính sách, thân nhân cán bộ miền nam tập kết ra miền bắc, những gia đình có công lao to lớn trong nuôi dưỡng đồng bào, chiến sĩ, học sinh miền nam tập kết, phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền nam tập kết ra bắc tại phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền nam tập kết ra bắc tại phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Đẩy mạnh tuyên truyền về tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của sự kiện tập kết ra bắc để lan tỏa sâu rộng trong toàn Đảng và trong quần chúng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh; sự hy sinh, cống hiến to lớn của các bậc tiền bối cách mạng, của các anh hùng liệt sĩ và nhân dân ta; nhân thêm lòng tự hào về truyền thống văn hóa tốt đẹp và sức mạnh nội sinh của dân tộc. Vận dụng, phát huy những bài học kinh nghiệm của sự kiện tập kết ra miền bắc trong thực hiện chiến lược xây dựng, rèn luyện thế hệ cách mạng cho đời sau, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo… đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khánh thành, đưa Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền nam tập kết ra bắc tại phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn vào khai thác, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cũng đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Thanh Hóa tiếp tục quan tâm phát huy hiệu quả giá trị của công trình Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền nam tập kết ra bắc đến đông đảo các tầng lớp nhân dân. Bởi đây là nơi lưu giữ ký ức một thời hào hùng của quân và dân ta, là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Thanh Hóa, của thành phố Sầm Sơn được Đảng và Bác Hồ tin tưởng giao nhiệm vụ, là điểm tiếp nhận đầu tiên đón đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và con em miền nam tập kết ra bắc.

Cán bộ bảo tàng giới thiệu với công chúng các hiện vật trưng bày tại Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền nam tập kết ra bắc tại thành phố Sầm Sơn.
Cán bộ bảo tàng giới thiệu với công chúng các hiện vật trưng bày tại Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền nam tập kết ra bắc tại thành phố Sầm Sơn.

Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương mong cán bộ, đồng bào miền nam, các nhà khoa học, chuyên gia, nhân dân cả nước tiếp tục sưu tầm, bổ sung tư liệu vào Khu lưu niệm, để nơi đây thực sự trở thành một “địa chỉ đỏ” trong giáo dục truyền thống cách mạng, là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Tiếp đó là chương trình nghệ thuật đặc sắc, đậm đà bản sắc, sắc thái văn hóa vùng, miền, đưa người xem ngược về ký ức không bao giờ phai, tái hiện các hoạt cảnh bịn rịn, lưu luyến chia tay cùng lời nhắn gửi “đi vinh quang, ở anh dũng”; tình đồng chí, nghĩa đồng bào sâu nặng, cùng hướng tới tương lai tương sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Một cảnh trong chương trình nghệ thuật nghĩa bắc, tình nam
Một cảnh trong chương trình nghệ thuật nghĩa bắc, tình nam

Lễ kỷ niệm cùng chương trình nghệ thuật được kết nối qua ba điểm cầu truyền hình: Cà Mau-Thanh Hóa-Hải Phòng, chuyển tiếp trên sóng phát thanh-truyền hình các địa phương và phát trên các hạ tầng số, đáp ứng mong muốn, nhu cầu của các tầng lớp nhân dân.

Tin cùng chuyên mục
Tiếng nước mình...

Tiếng nước mình...

Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...