Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xuất nhập khẩu khả quan, nhiều khả năng cán mốc 600 tỷ USD

PV - 15:11, 13/07/2021

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 6 vẫn duy trì ở quy mô lớn dù đối mặt với dịch bệnh phức tạp. Với đà tăng như hiện nay, nhiều khả năng xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm nay sẽ cán mốc 600 tỷ USD.

Hết tháng 6, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt gần 318 tỷ USD, tương đương bình quân khoảng 53 tỷ USD/tháng
Hết tháng 6, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt gần 318 tỷ USD, tương đương bình quân khoảng 53 tỷ USD/tháng

Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 6, xuất khẩu hàng hóa đạt 27,2 tỷ USD, tăng 3,9% so với tháng 5 trước đó. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là xuất khẩu dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện…

Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 158,335 tỷ USD, tăng trưởng cao 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ở chiều nhập khẩu, tháng 6 kim ngạch đạt 27,66 tỷ USD, giảm 2,1% so với tháng 5 trước đó.

Hết tháng 6, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 159,33 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 6, nước ta nhập siêu gần 500 triệu USD và đưa mức thâm hụt trong 6 tháng đầu năm lên khoảng 1 tỷ USD.

Như vậy, hết tháng 6, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt gần 318 tỷ USD, tương đương bình quân khoảng 53 tỷ USD/tháng. Đây là con số rất tích cực trong bối cảnh xuất nhập khẩu còn nhiều khó khăn như thời gian qua.

Theo Bộ Công Thương, thời gian tới, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam được đánh giá vẫn có một số yếu tố thuận lợi cơ bản, đặc biệt đối với những ngành hàng xuất khẩu hàng chục tỷ USD. Điển hình như, việc các nước đang triển khai mạnh mẽ tiêm vắc xin cùng với việc nới lỏng các biện pháp giãn cách đã làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may, da giày, đồ gỗ của Việt Nam. Cùng với đó, một số nền kinh tế tiếp tục triển khai các gói kích cầu, thông qua hỗ trợ trực tiếp cho người dân, qua đó thúc đẩy tiêu dùng các mặt hàng, trong đó có mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

Tuy nhiên, khó khăn mà hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt cũng không ít khi chủ nghĩa bảo hộ đang xuất hiện trở lại và thể hiện ngày càng rõ ràng hơn trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến nay. Biểu hiện cụ thể là số vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang có xu hướng tăng.

Chưa kể, giá cước vận chuyển quốc tế bằng đường biển tăng cao kéo dài từ quý 4/2020 đến nay. Cụ thể, các tuyến châu Á tăng 3-4 lần, các tuyến châu Phi tăng 3-4 lần, các tuyến châu Âu tăng 5-6 lần, thậm chí có những thời điểm tăng 7-8 lần. Trong khi đó, tình trạng thiếu vỏ container vẫn còn tiếp diễn.

Trong trường hợp các yếu tố tác động ở mức như hiện tại hoặc thuận lợi hơn, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm nay được Bộ Công Thương dự báo có thể đạt khoảng 308 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2020. Về nhập khẩu, căn cứ tiến độ nhập khẩu trong những tháng đầu năm, khả năng kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 306 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2020. Cán cân thương mại xuất siêu ở mức khoảng 2 tỷ USD. Như vậy, xuất nhập khẩu sẽ tiến thêm một mốc mới với việc cán mốc 600 tỷ USD trong năm nay.


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.