Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xuất khẩu rau quả sẽ cán mốc trên 7 tỷ USD

Minh Thu - 11:08, 01/08/2024

Với những điều kiện thuận lợi về thị trường, dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2024 sẽ có mức tăng trưởng đột biến. Theo các chuyên gia kinh tế, xuất khẩu rau quả có thể lập kỷ lục từ trước tới nay và sẽ cán mốc trên 7 tỷ USD.

BÀI TH - ĐÃ BT: Xuất khẩu rau quả sẽ cán mốc trên 7 tỷ USD

Tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ

Sự nhạy bén, tuân thủ nghiêm quy định quốc tế là giải pháp căn cơ cho mọi ngành hàng phát triển bền vững, trong đó có rau quả. Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành liên quan sẽ siết chặt quản lý về chất lượng, vùng trồng. Nguồn cung lớn, ổn định thì bài toán chất lượng cần giải quyết hiệu quả để xuất khẩu rau quả tăng trưởng cao hơn.

Ông Phùng Đức TiếnThứ trưởng Bộ NN&PTNT

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả tăng trưởng ở hầu hết các thị trường và đạt mốc 3,5 tỷ USD (tăng hơn 28% so cùng kỳ năm 2023). Trong đó, riêng kim ngạch xuất khẩu rau quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc đạt khoảng 2,2 tỷ USD (với hơn chục loại trái cây, gồm: dưa hấu, măng cụt, sầu riêng, chuối tươi, khoai lang, thanh long, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, mít... tăng 33% so với cùng kỳ năm 2023), dẫn đầu trong các thị trường nhập khẩu của mặt hàng này.

“Việt Nam và Trung Quốc dự kiến sẽ ký Nghị định thư mới về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, chanh leo và ớt trong năm 2024. Hiện, 2 nước đã thống nhất ký kết Nghị định thư dừa tươi, mở ra triển vọng xuất khẩu cho trái dừa của Việt Nam. Đây là những cơ hội để xuất khẩu rau quả tiếp tục bứt phá ở nửa cuối năm nay” - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ.


Sắp tới, dừa tươi Việt Nam cũng sẽ được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Sắp tới, dừa tươi Việt Nam cũng sẽ được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Còn theo nhận định của ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhu cầu nhập khẩu dừa của Trung Quốc rất lớn và có xu hướng tăng trưởng ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Trong khi đó, sản lượng dừa của Trung Quốc mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu tiêu thụ nội địa, phần còn lại là nhập khẩu. Do đó, hoạt động xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam tới thị trường Trung Quốc dự kiến tiếp tục tăng trưởng khả quan.

Cùng với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc 6 tháng qua đạt trên 180 triệu USD, tăng 57,9% so cùng kỳ năm 2023. Tại thị trường Thái Lan, nhập khẩu rau quả từ Việt Nam đã tăng 30 - 60% so với cùng kỳ năm 2023. Mức tăng trưởng cũng ghi nhận tại thị trường Mỹ với trị giá xuất khẩu đạt trên 150 triệu USD, tăng 32,4% so cùng kỳ năm 2023.

“Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, các mặt hàng rau quả chế biến của Việt Nam tăng 10 - 15% so với năm trước. Đây là dấu hiệu tích cực để Việt Nam mở rộng hơn nữa thị trường nhập khẩu, đa dạng sản phẩm rau quả với giá trị cao” - ông Nguyễn Thanh Bình cho biết.

Nông dân Quảng Ngãi thu hoạch dưa hấu (ảnh minh họa).
Nông dân Quảng Ngãi thu hoạch dưa hấu. (Ảnh minh họa)

Chất lượng là điểm mấu chốt để duy trì tăng trưởng

Theo nhận định của các chuyên gia, nhà quản lý, vấn đề chất lượng vẫn đang là bài toán mà các doanh nghiệp cần chú trọng để duy trì tăng trưởng và tạo ra tăng trưởng lớn trong xuất khẩu rau quả.

Theo phân tích của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, thị trường Trung Quốc chiếm hơn 60% lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam nhưng mới đây Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết sẽ cấm nhập khẩu sầu riêng từ 18 vùng trồng và 15 cơ sở đóng gói của Việt Nam do phát hiện tồn dư kim loại nặng vượt mức cho phép. Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu sầu riêng lớn nhất sang thị trường Trung Quốc, nhưng đây có thể là nguyên nhân khiến nhiều nông dân, doanh nghiệp chạy theo số lượng, bỏ qua chất lượng.

Bàn về giải pháp duy trì tăng trưởng, ông Nguyễn Thanh Bình cho rằng, các doanh nghiệp cần tập trung vào chất lượng, bởi đây là điểm mấu chốt để duy trì tăng trưởng, mở rộng thị trường.

“Không riêng thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng là thị trường tiềm năng lớn của rau quả Việt Nam. Tuy nhiên, để đưa sản phẩm vào Mỹ, cần nâng cao giá trị gia tăng của trái cây mùa vụ theo hướng bổ sung sản phẩm chế biến như trái cây khô, bột trái cây, sản phẩm đóng hộp để có thể tiêu thụ quanh năm; ứng dụng công nghệ mới giúp kéo dài thời gian bảo quản trái cây” - ông Bình cho biết

Sầu riêng là mặt hàng rau quả xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất từ đầu năm đến nay (Ảnh minh họa)
Sầu riêng là mặt hàng rau quả xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất từ đầu năm đến nay. Ảnh minh họa

Ngành Nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu rau quả năm 2024 đạt 7 - 7,5 tỷ USD, kỳ vọng này được đánh giá sẽ cán đích. Tuy nhiên, về cả trước mắt và lâu dài, Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương có nhóm rau quả chủ lực xuất khẩu cần quy hoạch và duy trì vùng sản xuất. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao từ gieo trồng đến sơ chế, chế biến, chú trọng liên kết phát triển các chuỗi sản xuất. Bởi, chỉ khi nguồn cung ổn định, chất lượng bảo đảm thì bài toán xuất khẩu, thị trường mới được bảo đảm.

Bộ NN&PTNT sẽ cùng các địa phương xây dựng chiến lược sản xuất, xuất khẩu đối với ngành hàng rau quả. Đồng thời phối hợp Bộ Công Thương và các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài thường xuyên cập nhật quy định, tiêu chuẩn mới từ phía thị trường nhập khẩu.

“Sự nhạy bén, tuân thủ nghiêm quy định quốc tế là giải pháp căn cơ cho mọi ngành hàng phát triển bền vững, trong đó có rau quả. Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành liên quan sẽ siết chặt quản lý về chất lượng, vùng trồng. Nguồn cung lớn, ổn định thì bài toán chất lượng cần giải quyết hiệu quả để xuất khẩu rau quả tăng trưởng cao hơn” - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, đến giữa tháng 7/2024, xuất khẩu rau quả của nước ta đã thu về gần 3,57 tỷ USD. Như vậy, rau quả vươn lên là ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 3 trong lĩnh vực nông nghiệp, chỉ sau lâm sản và thuỷ sản. Trong 7 tháng qua, 10 thị trường nhập khẩu hàng đầu rau quả của Việt Nam hầu hết đều tăng trưởng từ 15% đến 96%.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.