Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xuất khẩu dừa tiếp cận mốc tỷ USD

Hoàng Minh - 19:03, 27/02/2023

Xuất khẩu dừa và các sản phẩm liên quan năm 2022 của Việt Nam đạt 900 triệu USD, đang tiệm cận nhóm mặt hàng tỷ USD. Các sản phẩm dừa đã xuất sang 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, được đánh giá rất cao về chất lượng…

Ngành dừa tiệm cận nông sản xuất khẩu tỷ USD (Ảnh Internet)
Ngành dừa tiệm cận nông sản xuất khẩu tỷ USD (Ảnh Internet)

Theo Hiệp hội Dừa Việt Nam (VCA), cả nước hiện có trên 175 nghìn ha dừa, trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Duyên hải miền Trung. Năm 2022, Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 900 triệu USD, là nước xuất khẩu các sản phẩm từ dừa lớn thứ 4 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cả nước hiện có 90 doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm từ dừa, trong đó có 42 doanh nghiệp đã xuất khẩu những sản phẩm chế biến sâu "Made in Vietnam". Ngành dừa Việt Nam có gần 90 sản phẩm các loại đã được đưa ra thị trường, trong đó có những mặt hàng có giá trị kinh tế cao như tinh dầu dừa phục vụ cho các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Bên cạnh đó có gần 200 sản phẩm thực phẩm có sử dụng nguyên liệu dừa.

Đặc biệt, thân cây dừa đang có tiềm năng khai thác lớn để cho ra sản phẩm gỗ dừa. Theo VCA, lợi thế của gỗ dừa là không nằm trong bất kỳ nhóm gỗ hạn chế nào trên thị trường, nhưng giá trị lại rất lớn. Gỗ dừa được xếp vào nhóm một - nhóm gỗ có giá trị cao nhất của quốc gia.

Dừa được chế biến có giá trị xuất khẩu cao hơn (Ảnh Internet)
Dừa được chế biến có giá trị xuất khẩu cao hơn (Ảnh Internet)

Theo thương vụ Việt Nam tại các nước, dừa và các sản phẩm từ dừa có triển vọng rất lớn về xuất khẩu, với giá cả cao, do nhu cầu về thực phẩm xanh đang trở thành xu hướng tiêu dùng của thế giới. Theo đó, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành dừa các nước cũng rất lớn nhất là về giá cả, cùng với đó, doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân thủ theo nhiều tiêu chuẩn khắt khe của các nước và các nhà nhập khẩu…

Tại hội nghị "Xúc tiến thương mại ngành dừa và các ngành liên quan đến dừa" vừa tổ chức tại TP. Hồ Cií Minh ngày 25/2, nhiều chuyên gia nhận định, với định hướng phát triển chuỗi giá trị bền vững từ vùng trồng, đầu tư công nghệ chế biến sâu thì giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ dừa của Việt Nam hoàn toàn có thể vượt con số 1 tỷ USD trong vòng 2 năm tới.

Được biết, để khai thác giá trị gia tăng của mặt hàng gỗ dừa, VCA đang trình các bộ, ngành liên quan sớm ban hành các tiêu tiêu chuẩn, các văn bản quy định về khai thác và kinh doanh nhóm ngành này, cũng như ban hành những tiêu chuẩn quy định để tạo thuận lợi cho xuất khẩu gỗ dừa trong thời gian tới.

Cùng với đó, VCA cũng sẽ gửi hồ sơ lên Tổng cục Hải quan xây dựng đơn giá tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp làm căn cứ xuất khẩu. Đồng thời triển khai truyền thông đến doanh nghiệp và người tiêu dùng nhận biết các sản phẩm từ gỗ dừa như một loại nguyên liệu gỗ thân thiên với môi trường.

Định kỳ hằng tháng, VCA sẽ tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại theo chuyên đề từng thị trường tiềm năng.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.