Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xuất khẩu dệt may 2018 triển vọng khởi sắc

PV - 14:54, 10/11/2017

Năm 2018 được dự đoán sẽ là năm khởi sắc của ngành dệt may Việt Nam, mức tăng trưởng của ngành có thể vẫn duy trì ở 2 con số.

9 tháng năm 2017, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhưng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam vẫn đạt kết quả tương đối khả quan, với kim ngạch xuất khẩu đạt 23 tỷ USD, trước mục tiêu 31 tỷ USD của cả năm được kỳ vọng sẽ cán đích.

Các chuyên gia trong ngành dự báo, bước sang năm 2018, ngành dệt may sẽ khởi sắc hơn năm 2017. Tuy vậy, toàn ngành vẫn tiếp tục phải đối mặt với không ít khó khăn do ảnh hưởng bởi biến động bất lợi của tình hình thế giới và các nước đối tác.

Theo phân tích của các chuyên gia trong ngành, do năm 2016 số lượng đơn hàng từ các nước đối tác chuyển về Việt Nam giảm mạnh khiến xuất khẩu dệt may rơi vào tình trạng ảm đạm. Tình hình này tiếp tục kéo dài đến hết nửa đầu năm 2017.

xuat khau det may 2018 trien vong khoi sac hinh 1
Dệt may kỳ vọng đạt mục tiêu xuất khẩu 31 tỷ USD năm 2017.

Bước vào thời điểm còn lại của năm, các doanh nghiệp trong ngành đã đầu tư cải thiện hệ thống sản xuất, tập trung vào một số mặt hàng thế mạnh, đáp ứng nhu cầu thị trường, khiến tình hình xuất khẩu của ngành được cải thiện đáng kể. Với những nỗ lực không ngừng, tính đến hết quý III, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt gần 23 tỷ USD.

Dự báo kim ngạch trong quý 4 có thể đạt 8 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm lên 31 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016. Nếu đạt được con số này, Việt Nam sẽ đứng vào hàng thứ 26 trong tổng số các nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Nền tảng vững chắc của năm 2017 cùng sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các doanh nghiệp và chủ trương phát triển công nghiệp phụ trợ của Chính phủ, sẽ là động lực, là cú hích để ngành dệt may phát triển mạnh mẽ hơn. Năm 2018 được dự đoán sẽ là năm khởi sắc của ngành dệt may Việt Nam và mức tăng trưởng của ngành có thể vẫn duy trì ở 2 con số.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên chia sẻ, với các doanh nghiệp lớn, số lượng đơn hàng trong năm tới sẽ tăng lên nhiều. Tuy nhiên, ông Dương cũng lo ngại thực trạng đơn giá lại đang có xu hướng giảm và việc giảm giá ở nhiều khu vực thị trường sẽ tác động đến xuất khẩu của dệt may Việt Nam trong thời gian tới.

Cũng theo nhận định của ông Dương, năm 2018 lượng hàng chắc chắn vẫn nhiều nhưng đơn giá các mặt hàng có thể bị ép giá, vì hiện nay dệt may trên tất cả các thị trường đều bị giảm giá. Đây là điều đáng lo cho các doanh nghiệp vì giá có thể giảm nhưng đầu vào ở Việt Nam như tiền lương và các chi phí khác đều tăng.

“Nếu doanh nghiệp muốn tồn tại được thì con đường duy nhất là tăng năng suất lao động. Tổng công ty sẽ tìm ra biện pháp tăng năng suất lao động thông qua cải tiến công nghệ, thiết bị và một số vấn đề quản trị về doanh nghiệp”, ông Dương cho biết.

Mặc dù tự tin về triển vọng của thị trường dệt may trong năm 2018, nhiều người vẫn tỏ ra quan ngại bởi ngành dệt may đã, đang và sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức chủ quan và khách quan, cản trở mục tiêu mở rộng sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu của toàn ngành.

Cụ thể, dệt may sẽ bị cạnh tranh mạnh bởi chi phí về bảo hiểm, đất đai, thuế... của các quốc gia như Myanmar, Campuchia, Bangladesh có chi phí thấp hơn so với Việt Nam. Trong khi đó, năm 2018 phí bảo hiểm xã hội được tính trên tổng thu nhập sẽ khiến chi phí của doanh nghiệp tăng đột biến.

Ngoài ra, sản phẩm dệt may phải gánh chịu chi phí vận chuyển, chi phí làm thủ tục hành chính, chi phí hải quan…cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Thị trường xuất khẩu cũng chưa thực sự thuận lợi, xu hướng thời trang nhanh khiến yêu cầu về thời gian giao hàng ngày một ngắn lại, từ 30 - 45 ngày xuống còn 15 ngày  tạo áp lực lớn cho nhà sản xuất.

Theo ông Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp Bộ Công Thương, thị trường nhập khẩu chủ yếu hàng dệt may Việt Nam đang có nhiều biến động lớn, khó lường, đặc biệt là trường phái bảo hộ mậu dịch, đi ngược lại với xu thế tự do thương mại WTO. Việt Nam được nâng hạng từ nước kém phát triển lên mức nước có nền kinh tế đang phát triển là một điều đáng mừng cho nền kinh tế nói chung, nhưng lại đem đến cho ngành dệt may nhiều khó khăn, thiệt thòi.

“Tại những thị trường lớn, đang có trào lưu đóng cửa hoặc hạn chế việc mở cửa thị trường đối với sản phẩm dệt may, điều này sẽ ảnh hưởng tới dệt may Việt Nam. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam phải vươn lên mới có thể thoát khỏi sức ép này. Cùng với đó, các doanh nghiệp dệt may có công nghệ chưa bắt nhịp được với xu thế của thời đại rất cần phải thay đổi”, ông Thắng cho biết.

Mức độ cạnh tranh được dự báo sẽ gay gắt hơn trong bối cảnh tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực dệt may và công nghệ thông tin tạo ra những thay đổi nhanh chóng về phương thức sản xuất và cung ứng sản phẩm đến người tiêu dùng.

Theo cảnh báo của nhiều chuyên gia, trong tương lai, 86% lao động chân tay của ngành dệt may sẽ bị thay thế bằng robot; những đơn hàng sản xuất hàng loạt theo kiểu số đo truyền thống sẽ không còn; chi phí giao dịch, bán hàng sẽ giảm từ 30-80% so với hiện nay, nhiều nhà máy thông minh, nhà máy số sẽ ra đời.

Đây là sự lột xác hoàn toàn của ngành công nghiệp dệt may chứ không phải là sự nâng cấp lẻ tẻ của từng nhà máy, từng công đoạn. Nếu ngành dệt may Việt Nam không bắt nhịp được với xu thế của thời đại thì sẽ bỏ lỡ cơ hội này như đã từng xảy ra với thời đại công nghệ 2.0, 3.0.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam kiến nghị, việc sản xuất phải đi đôi với phát triển công nghệ, thương hiệu, đưa nhãn hiệu hàng hóa ra thị trường thế giới, phải làm chủ được công nghệ phát triển hiện đại, 4.0 và làm chủ những sản phẩm ra thị trường thế giới mang thương hiệu của Việt Nam.

“Hiệp hội kiến nghị với Chính phủ ngăn chặn thương hiệu nhái đang đưa vào Việt Nam. Hiệp hội dệt may Việt Nam đang làm nhiều việc trong cùng một lúc để tạo ra công nghiệp dệt may phát triển ổn định, bền vững, hiệu quả, hướng đi rất rõ ràng và tạo ra động lực có sự bảo trợ, hỗ trợ về chính sách, cơ chế ổn định để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển ngành công nghiệp đảm bảo sự bền vững trong tương lai”, ông Giang nêu rõ.

Năm 2018 được dự báo sẽ là năm khởi sắc và có nhiều triển vọng của ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên song hành với thuận lợi sẽ có những khó khăn nhất định. Bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, ngành trong việc  tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để ngành dệt may phát triển, song để tạo ra ưu thế lớn hơn, bản thân doanh nghiệp cần chuẩn bị cả nguồn lực về vốn, thị trường, ứng dụng từng phần cách mạng công nghiệp 4.0 trong quá trình đầu tư, sản xuất mới./.

Theo vov.vn

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.