Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xuất hiện nhiều người tái mắc COVID-19, tiêm vaccine vẫn rất cần thiết

PV - 07:45, 12/04/2023

Trong cộng đồng đang có nhiều người tái nhiễm virus SARS-CoV-2, số ca nặng tại các cơ sở y tế cũng có dấu hiệu tăng lên.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Ảnh: TTXVN
Tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Số ca mắc trong cộng đồng tăng, số ca nặng tăng

Thời gian gần đây, trong cộng đồng xuất hiện nhiều người bị nhiễm SARS-CoV-2, nhiều nơi lây nhiễm rộng.

Cảm thấy sốt, đau rát họng, chị Vũ Thúy Nga (ở Xa La, Hà Đông, Hà Nội) nghi ngờ các triệu chứng giống lần mắc COVID-19 năm ngoái, nên mua que Test nhanh về Test thử cho kết quả 2 vạch rõ, dương tính. “Hiện, công ty tôi cũng có nhiều người Test nhanh ra kết quả dương tính với SARS-CoV-2, có thể mọi người đã lây nhiễm cho nhau. Tôi có triệu chứng ban đầu là đau rát họng khoảng 2 ngày, sau đó sốt, đau người, tôi cảm thấy người rất mệt mỏi. Những người cùng bị trong công ty đều có triệu chứng giống nhau. Lần trước mắc COVID-19 tôi sốt rất cao, nên cũng khá lo lắng và vẫn cố gắng cách ly với người nhà để tránh lây bệnh cho mọi người”, chị Vũ Thúy Nga chia sẻ.

Cũng theo chị Nga, chị mới tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 nhắc lại cách đây hơn 3 tháng vì yêu cầu công việc đặc thù.

“Công ty tôi làm về dịch vụ chăm sóc bà bầu và trẻ sơ sinh, đều là những người dễ mắc và bị nặng, nên những nhân viên có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 trong công ty đều phải nghỉ, làm việc Online tại nhà, để tránh tiếp xúc, lây bệnh cho khách hàng”, chị Nga cho biết.

Cũng có triệu chứng đau đầu, đau nhức khắp người, chị Nguyễn Bình Minh (ở Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) nghĩ bị cảm cúm thông thường nhưng các dấu hiệu ngày càng nặng hơn nên chị Test nhanh COVID-19 cho kết quả vạch mờ.

Chị cho biết: “Thời điểm này nhiều người có triệu chứng giống cúm nên dễ bỏ qua COVID-19. Tôi thấy vẫn cần theo dõi sức khỏe vì tôi đã bỏ lỡ 2 đợt tiêm vaccine phòng COVID-19 nhắc lại, không có vaccine trong người, khi bị bệnh cũng khá lo lắng. Đặc biệt, lần trước mắc COVID-19, tuy tôi có các triệu chứng nhẹ nhưng lại mệt mỏi kéo dài sau thời gian mắc bệnh. Vì bị nhẹ, nên tôi tự điều trị ở nhà, không đến cơ sở y tế”, chị Nguyễn Bình Minh lo lắng.

Theo số liệu Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày lên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), những ngày gần đây số ca mắc COVID-19 của cả nước cũng tăng vọt lên đột biến, có ngày ghi nhận trên 100 ca trong khi thời gian trước đó, đa số chỉ ghi nhận rải rác số ca mắc dưới 10 ca/ngày.

Riêng trong tuần vừa qua, cả nước ghi nhận 376 ca mắc COVID-19 mới, cũng là tuần có số ca mắc mới COVID-19 nhiều nhất kể từ đầu năm đến nay. Trong số các ca mắc COVID-19 đang theo dõi, giám sát có 6 trường hợp nặng đang điều trị tại các cơ sở y tế; trong đó có 5 ca phải thở Oxy qua mặt nạ, 1 ca đang thở máy xâm lấn.

Không “coi nhẹ” vaccine

Bs. Nguyễn Quốc Thái - Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai nhận định: “Hiện nay, người dân có tâm lý hân hoan trong niềm vui chiến thắng đại dịch COVID-19. Nhưng chúng ta không biết rằng, virus SARS-CoV-2 không “nằm yên” mà nó vẫn tiếp tục biến đổi. Trong khi đó, virus biến đổi sẽ không thể loại trừ khả năng dễ lây lan hơn, gây bệnh nặng nề hơn, nhất là với các trường hợp có nguy cơ như: Người già yếu, bệnh nền, trẻ em, phụ nữ có thai…”.

Cũng theo Bs. Nguyễn Quốc Thái, các khuyến cáo hiện nay về đeo khẩu trang, vệ sinh bàn tay, hạn chế tiếp xúc nơi đông người để tránh lây lan dịch bệnh vẫn rất hiệu quả. Đặc biệt, việc tiêm vaccine phòng bệnh cũng rất cần thiết. Việc tiêm phòng chỉ có thể đạt hiệu quả khi toàn bộ cộng đồng cùng tham gia, nhờ đó mới có được miễn dịch cộng đồng.

“Chúng tôi vẫn gặp các trường hợp bị rối loạn chức năng sau khi mắc COVID-19, gọi nôm na là các triệu chứng “hậu COVID-19” với nhiều biểu hiện đa dạng và việc điều trị khá nan giải. Chúng tôi có thể dùng thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng, nhưng người bệnh cũng vẫn phải chung sống với các triệu chứng đó trong thời gian dài. Chưa kể, ở trẻ em mắc COVID-19 có thể bị hội chứng MIS-C rối loạn miễn dịch hậu COVID-19, có thể để lại hậu quả hết sức nặng nề. Trong khi đó, chúng ta có thể ngăn ngừa hội chứng này bằng việc tiêm phòng vaccine, vì vậy tiêm phòng là rất quan trọng.

Theo Bộ Y tế, hiện Việt Nam vẫn ghi nhận rải rác các trường hợp mắc mới COVID-19, thế giới cũng tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng lây lan nhanh hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch; khiến số mắc, số ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát.

Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã xây dựng Phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế để sẵn sàng triển khai, thực hiện khi xảy ra.

Theo đó, để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục tập trung theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong nước, quốc tế; tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại cửa khẩu, cộng đồng, tại các cơ sở khám, chữa bệnh; tăng cường lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ để xét nghiệm, giải trình tự gen nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt khi các biến thể mới của virus cũng như các biến thể phụ có khả năng gây bệnh nặng, né tránh miễn dịch hay giảm hiệu quả thuốc chữa bệnh.

Đồng thời, các địa phương tiếp tục thúc đẩy việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân; đặc biệt là đối với các trường hợp nguy cơ cao, trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn, khu vực trọng điểm du lịch, có lượng khách quốc tế cao.

Các cơ sở y tế cũng tiếp tục đảm bảo công tác phân luồng, thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19, chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp các ca mắc COVID-19 tăng cao; bảo đảm đủ thuốc, thiết bị, hóa chất, sinh phẩm phòng, chống dịch; chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất trong trường hợp phát sinh các tình huống mới của dịch bệnh.

Cùng với đó công tác tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại các cửa khẩu và tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của người dân bảo vệ sức khỏe trong tình hình mới cũng cần được chú trọng.

“Bộ Y tế vẫn luôn phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, các tổ chức quốc tế, cùng các chuyên gia, các nhà khoa học theo dõi chặt chẽ và thường xuyên đánh giá tình hình dịch COVID-19; trong trường hợp tình hình dịch diễn biến ổn định, có thể dự báo và kiểm soát được, các biện pháp phòng chống dịch sẽ được kịp thời điều chỉnh nhằm chủ động đáp ứng với dịch COVID-19 và bảo đảm sức khỏe người dân”, đại diện Bộ Y tế cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.