Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xuất hiện hợp đồng "lạ" khi mua căn hộ chung cư, nhà đầu tư cảnh giác khi "xuống tiền"

PV - 14:19, 26/08/2021

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người dân chỉ đặt cọc, ký kết bất kỳ giấy tờ hoặc hợp đồng mua bán với bên bán khi đã hiểu rõ về đối tượng giao dịch.

Người mua đặt cọc, ký kết giấy tờ hoặc hợp đồng mua bán căn hộ chỉ khi đã hiểu rõ về đối tượng giao dịch và đã nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồng. (Ảnh minh họa: Dân trí)
Người mua đặt cọc, ký kết giấy tờ hoặc hợp đồng mua bán căn hộ chỉ khi đã hiểu rõ về đối tượng giao dịch và đã nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồng. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Hợp đồng chỉ đề cập quyền sử dụng của người mua

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, gần đây Cục nhận được phản ánh của một số người tiêu dùng về hợp đồng giao dịch liên quan đến căn hộ chung cư.

Cụ thể, người tiêu dùng phản ánh hai bên ký kết một số loại hợp đồng có tên gọi như "Hợp đồng mua bán quyền căn hộ", "Hợp đồng chuyển nhượng tài sản"; trong đó, đối tượng mua bán là dạng hợp đồng căn hộ du lịch hoặc quyền sử dụng căn hộ chứ không phải quyền sở hữu.

Điều đáng nói, trong các hợp đồng này đều không căn cứ vào Luật Nhà ở, văn bản đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai của Sở Xây dựng, hay hợp đồng bảo lãnh của ngân hàng đối với nghĩa vụ tài chính của bên bán trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ bàn giao căn hộ và thời hạn sử dụng các loại căn hộ này ghi trong hợp đồng là 50 năm.

Bên cạnh đó, đối với dạng hợp đồng mua bán quyền căn hộ, trong hợp đồng chỉ đề cập đến các quyền sử dụng của người mua như: quyền sử dụng căn hộ, quyền sử dụng phần diện tích thuộc sở hữu chung... mà không đề cập tới quyền sở hữu, cũng như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người mua.

Ngoài ra, trong quá trình chào bán cũng như giao kết hợp đồng, bên mua phản ánh họ được chủ đầu tư thông báo đã đăng ký các mẫu hợp đồng này với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng và đã được xác nhận; đồng thời, việc ký kết phù hợp với quy định pháp luật.

Do đó, người mua đề nghị Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cung cấp các thông tin cụ thể về hợp đồng đã đăng ký tại Cục liên quan đến căn hộ được đề cập tai các hợp đồng đã ký kết.

Thực tế, có nhiều trường hợp người dân mua phải dạng căn hộ nghỉ dưỡng, du lịch (condotel) nhưng tưởng nhầm là mua căn hộ chung cư thông thường. Đến khi về ở, họ mới biết được đây là căn hộ condotel và rất nhiều bất cập đã phát sinh từ việc "nhầm lẫn" này. Chẳng hạn như không được đăng ký hộ khẩu thường trú dẫn tới những thiệt thòi trong việc học hành của con cái hay việc khám chữa bệnh theo tuyến.

Chỉ đặt cọc, ký kết khi hiểu rõ nội dung hợp đồng

Đối với những trường hợp nêu trên, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng lưu ý người mua trước khi tiến hành các giao dịch liên quan đến căn hộ, cần kiểm tra những thông tin cơ bản trong hợp đồng được bên bán cung cấp để xác định chính xác đối tượng mà mình muốn mua. Đơn cử, đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư; trong đó, sẽ quy định đối tượng mua bán của hợp đồng là "căn hộ chung cư".

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo, trong trường hợp hợp đồng mua căn hộ chung cư có những quy định gây khó hiểu hoặc "lạ" với người tiêu dùng như "căn hộ du lịch", "căn hộ khách sạn", "hợp đồng mua bán quyền tài sản", "hợp đồng chuyển nhượng tài sản", "dự án không hình thành đơn vị ở"..., bên mua cần yêu cầu đơn vị bán hàng giải thích và cung cấp cơ sở pháp lý, đồng thời tự mình tìm hiểu thêm thông tin qua nhiều kênh khác nhau.

Cùng với đó, hợp đồng phải có các căn cứ quan trọng xác lập hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; văn bản bảo lãnh của ngân hàng về việc bảo lãnh nghĩa vụ của chủ đầu tư liên quan đến việc chậm bàn giao căn hộ.

Cùng đó là thông báo của Sở Xây dựng thành phố về việc bán nhà ở hình thành trong tương lai đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư hình thành trong tương lai. Hoặc, biên bản nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng của cơ quan có thẩm quyền đối với hợp đồng mua bán căn hộ có sẵn.

Trong hợp đồng phải ghi rõ mục đích sử dụng căn hộ để ở. Bên mua được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…

"Đối với các hợp đồng liên quan đến bất động sản, theo quy định doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư tại cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thẩm quyền trước khi giao kết với người tiêu dùng. Các dạng hợp đồng liên quan đến bất động sản khác không phải là mua bán căn hộ chung cư không thuộc đối tượng đăng ký tại các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng", Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng lưu ý.

Vì vậy, để tránh trường hợp chủ đầu tư cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác về việc đăng ký, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng lưu ý khách hàng cần xác minh lại chính xác bản hợp đồng đã được cơ quan có thẩm quyền thông qua.

Theo đó, khách hàng tra cứu thông tin về hợp đồng được thông qua của chủ đầu tư trên trang thông tin điện tử của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng hoặc Sở Công Thương nơi có dự án. Ngoài ra, đối chiếu bản hợp đồng được cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua với bản được chủ đầu tư cung cấp.

"Người dân chỉ đặt cọc, ký kết bất kỳ giấy tờ hoặc hợp đồng mua bán với bên bán khi đã hiểu rõ về đối tượng giao dịch và đã nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồng cũng như các giấy tờ pháp lý có liên quan", Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.