Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xuân về trên rẻo cao Quan Hóa

PV - 14:50, 12/02/2019

Trận lũ cuối tháng 8/2018 đã làm huyện miền núi Quan Hóa (Thanh Hóa) thiệt hại trên 257 tỷ đồng. Theo đó, toàn huyện có 858 ngôi nhà bị ảnh hưởng, 232ha cây trồng bị chết, 656 con gia cầm bị cuốn trôi… Nhờ sự hỗ trợ của các cấp, ngành, nhà hảo tâm, hiện nay, vùng rốn lũ đang từng bước hồi sinh.

Cùng đồng bào vượt khó

Bà Lê Thị Hảo, trú tại bản Đỏ, xã Phú Thanh cho biết, trận lũ vừa qua khiến nhà ở, xưởng sản xuất lâm sản của gia đình bị sập, gần 200 tấn đũa mới sản xuất cũng bị nước lũ cuốn trôi. Ước tính thiệt hại do đợt mưa lũ vừa qua đối với gia đình bà khoảng 3 tỷ đồng. Tưởng như không thể vực lại sau cơn lũ dữ, thế nhưng chính quyền đã hỗ trợ gia đình bà khôi phục sản xuất, dựng lại nhà xưởng.

“Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng mỗi khi nhìn thấy lượng đũa được làm ra chờ ngày cận Tết bán cho các tiểu thương, tôi cũng yên tâm phần nào. Mong muốn lớn nhất của gia đình là, trong tuần tới sẽ thu gom đủ tiền hàng để trả lương cho 20 công nhân làm việc tại xưởng có tiền sắm Tết”, bà Hảo cho biết thêm.

Người dân bản Đỏ, xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa tích cực sản xuất trong những ngày trước Tết Nguyên đán 2019.  Người dân bản Đỏ, xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa tích cực sản xuất trong những ngày trước Tết Nguyên đán 2019. 

Theo ông Cao Xuân Nhuận, Chủ tịch UBND xã Phú Thanh: “Sau gần 4 tháng, địa phương cơ bản đã khắc phục gần xong hậu quả mưa lũ. Chính quyền xã đã hỗ trợ, vận động người dân tập trung sửa lại nhà, trồng thêm rau màu, ngô, lúa, khoai, mía để có thêm lương thực phục vụ dịp Tết”.

Được biết, Cục dự trữ quốc gia cũng đã cấp 7,5 tấn gạo cho địa phương. Số gạo trên đã được cấp cho các hộ dân bị hư hỏng nhà, mỗi hộ 10kg để không bị thiếu đói dịp Tết.

Đến nay, huyện Quan Hóa đã tiếp đón trên 80 đoàn đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ, với tổng số tiền mặt nhận được trên 14 tỷ đồng để hỗ trợ cho huyện, nhân dân khắc phục thiên tai. Tổng số lương thực huyện nhận hỗ trợ và đã cấp phát cho người dân là hơn 57 nghìn kg gạo và hơn 4 nghìn thùng mì tôm; cấp hơn 7 nghìn bộ sách vở, gần 2 nghìn bộ đồ dùng học tập cho học sinh trên toàn huyện. Đặc biệt, đã có 360 nhà được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước từ mức 15 triệu đồng/hộ đến 75 triệu đồng/hộ.

Mùa Xuân ấm áp

Ông Trương Nho Tự, Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa cho biết: Để chủ động lương thực dịp Tết cổ truyền, huyện đã vận động người dân trồng nhiều loại cây ngắn ngày, rau màu; đồng thời tiếp tục tiếp nhận, phân bổ nguồn hàng viện trợ của Trung ương, của tỉnh, nhà hảo tâm, đảm bảo công bằng và kiên quyết không để các hộ dân bị thiếu đói.

Những ngày này, bà con Nhân dân vùng lũ của xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa rất vui mừng trong căn nhà mới được dựng lên từ khu tái định cư nằm ở bản Chiềng. Sau gần 2 tháng được sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, sự góp công của cán bộ chiến sĩ, hàng chục gia đình ở bản Chiềng, xã Trung Sơn đã có căn nhà mới khang trang.

Bà Đinh Thị Xúm ở bản Co Me không dấu được niềm vui cho biết: “Nhà mình có nhà mới ăn Tết rồi, mấy hôm trước còn được cấp quà, bánh chưng, được bộ đội khám bệnh, dân chúng tôi mừng lắm”.

Chia tay với Nhân dân vũng lũ, chúng tôi cảm thấy ấm lòng từ tình quân-dân, tình nhân ái trong hoạn nạn và sự đổi thay trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc trên vùng đất nghèo gian khó.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.