Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xử lý hơn 3 triệu trường hợp vi phạm giao thông trên cả nước

Minh Thu - 10:47, 15/10/2024

Theo thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, 9 tháng đầu năm 2024, toàn quốc xảy ra 17.836 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 8.114 người, bị thương 13.385 người. So với cùng kỳ năm 2023, tăng 1.506 vụ (9,22%), giảm 829 người chết (9,27%), tăng 2.413 người bị thương (21,99%).

Lực lượng CSGT đã kiểm tra, xử lý hơn 3 triệu trường hợp vi phạm trật tự ATGT trong 9 tháng đầu năm 2024 (Ảnh minh họa)
Lực lượng CSGT đã kiểm tra, xử lý hơn 3 triệu trường hợp vi phạm trật tự ATGT trong 9 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)

Báo cáo của Văn phòng Ủy ban ATGT quốc gia cho biết, từ ngày 15/12/2023 đến ngày 13/9/2024, các Cục quản lý chuyên ngành và thanh tra các Sở Giao thông Vận tải đã thực hiện 36.197 cuộc thanh tra, kiểm tra; xử phạt vi phạm hành chính 17.270 vụ, tổng số tiền xử phạt trên 107,1 tỷ đồng.

Cũng trong 9 tháng, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã kiểm tra, xử lý hơn 3 triệu trường hợp vi phạm trật tự ATGT trên đường bộ, đường sắt và đường thủy, phạt tiền gần 6.000 tỷ đồng. Đồng thời, tước khoảng 600.000 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn; tạm giữ khoảng 1 triệu phương tiện các loại.

Bên cạnh đó, tình trạng tụ tập, điều khiển xe thành đoàn, có dấu hiệu đua xe trái phép vẫn còn xảy ra tại một số tỉnh, thành phố. Tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, trên một số tuyến quốc lộ trọng điểm, nhất là tại cửa ngõ ra, vào các thành phố lớn có diễn biến phức tạp; cùng với đó, các hành vi chống người thi hành công vụ trong quá trình xử lý vi phạm về trật tự ATGT có chiều hướng gia tăng...

Tin cùng chuyên mục
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.