Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xóm làng êm ấm nhờ vai trò của Người có uy tín

Trí Thức - Nhật Tân - 16:19, 13/04/2021

Bà Cao Thị Minh, dân tộc Mường ở ấp 4, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp là một trong 72 Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Hậu Giang. Với trách nhiệm của mình, bà đã có nhiều đóng góp cho ấp, đặc biệt là trong công tác hòa giải.

Bà Cao Thị Minh là Người có uy tín “giỏi việc nước, đảm việc nhà” của ấp 4 xã Hòa Mỹ.
Bà Cao Thị Minh (Ngoài cùng bên phải) là Người có uy tín ở ấp 4 xã Hòa Mỹ.

Bà Cao Thị Minh (sinh năm 1978), quê ở xã Cẩm Tâm, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bà rời quê hương vào Tây Nguyên tìm việc làm. Trong những ngày đi làm thuê hái cà phê tại Đăk Lăk, bà gặp ông Võ Văn Út quê ở Hậu Giang và nên duyên vợ chồng. Sau đó, bà trở về quê chồng ở ấp 4, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp và an cư đến hôm nay.

Nhờ tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương bà Minh được bà con tín nhiệm bầu là Người có uy tín của ấp 4, xã Hòa Mỹ. Với vai trò là Người có uy tín, bà đã tham gia hòa giải nhiều vụ việc mâu thuẫn trong xóm ấp. Ví dụ như trước đây ở ấp 4 có một vụ mâu thuẫn giữa 2 hộ dân. Cụ thể, do ruộng của ông Lại Văn Biện nằm phía sau nhà ông Danh Hội nên mỗi lần đi làm ruộng, ông Biện phải đi nhờ qua phần đất của ông Hội. Khi hai bên xảy ra mâu thuẫn, ông Hội rào đường không cho ông Biện đi qua phần đất của mình, từ đó ông Biện gặp khó khăn mỗi khi phải đi ra ruộng chăm sóc cây trồng. Nhiều lần hai bên cãi cự, to tiếng với nhau.

Thấy vậy, bà Minh cùng cán bộ ấp tổ chức đến hòa giải. Bà nhẹ nhàng phân tích, giải thích, khuyên nhủ và nhấn mạnh về giá trị của tình làng nghĩa xóm “tối lửa tắt đèn có nhau”... Nghe thấu tình đạt lý, hai người bắt tay làm hòa, ông Hội mở hàng rào để ông Biện ra vào chăm sóc ruộng.

Ông Hội nói: “Đôi lúc nóng tính, thiếu suy nghĩ dẫn đến mất tình cảm anh em, hàng xóm. Cũng nhờ cô Minh kịp thời hòa giải nên tôi giữ được tình cảm xóm giềng với anh Biện. Tôi rất quý cô Minh vì tính nết điềm đạm, suy nghĩa sâu xa, có trước có sau”.

Không chỉ giỏi công tác hòa giải, bà Minh còn tích cực tham gia các hoạt động của địa phương như: Làm hàng rào, góp ý kiến giặm vá cầu, đường...
Không chỉ giỏi công tác hòa giải, bà Minh còn tích cực vận động người dân tham gia làm đường giao thông nông thôn khang trang, sạch đẹp (Trong ảnh: Đường giao thông nông thôn ở Phụng Hiệp)

Không chỉ giỏi công tác hòa giải, bà Minh còn tích cực tham gia các hoạt động của địa phương. Cách đây khoảng 4 tháng, dốc cầu 500 trên địa bàn ấp bị sụt, ảnh hưởng việc đi lại của người dân. Thấy vậy, bà Minh trao đổi với lãnh đạo ấp, vận động bà con đóng góp để nâng cấp lại dốc cầu. Vậy là 3 ngày sau, dốc cầu được sửa lại từ nguồn đóng góp của bà con.

Không chỉ giỏi công việc xã hội, trong gia đình, bà Minh là người vợ, người mẹ đảm đang, tháo vát. Để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình, bà tận dụng khoảng đất trống sau nhà nuôi gà, vịt. Lúc rảnh, bà lại đi làm công để có thêm nguồn thu nhập.

Theo ông Lê Văn Đạt, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Hòa Mỹ, toàn xã hiện có 120 hộ dân tộc thiểu số, các hộ đều chăm chỉ làm ăn. Riêng hộ gia đình bà Cao Thị Minh tiêu biểu hơn cả, xứng đáng để bà con trong ấp học hỏi, noi theo, ông Đạt nhận xét./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.