Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xóa điểm trường lẻ cần đi đôi với đầu tư hạ tầng

PV - 17:54, 16/01/2018

Để nâng cao chất lượng giáo dục, chủ trương đưa học sinh về điểm trường chính đã được nhiều tỉnh thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, việc sáp nhập các điểm lẻ về các điểm trường chính, xóa các lớp ghép, lớp tạm thì bài toán gỡ khó về cơ sở vật chất (CSVC) vẫn chưa có lời giải.

Giờ học môn Tiếng Việt của lớp 5A1, Trường tiểu học Trịnh Tường, huyện Bát Xát (Lào Cai) diễn ra khá sôi nổi. Thay cho sự rụt rè, e ngại trước đây, các em học sinh dân tộc Tày, Mông, Dao vui vẻ và tự tin trong suốt tiết học. Đây là lớp học của các học sinh “tái định cư”, vừa được chuyển từ các điểm trường lẻ, có nơi cách xa gần 20km về trường chính gần trung tâm xã để học tập.

Việc sắp xếp, sáp nhập các điểm trường lẻ đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS, miền núi... Việc sắp xếp, sáp nhập các điểm trường lẻ đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS, miền núi...

 

Qua tuyên truyền, vận động gắn với củng cố cơ sở vật chất, Trường Tiểu học Trịnh Tường đã di chuyển hàng trăm học sinh khối 4, 5 về “định cư” tại trường chính để học tập mặc dù trường chưa được công nhận là trường bán trú.

Theo Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, thực hiện Đề án “Rà soát, điều chỉnh mạng lưới trường, lớp học giai đoạn 2015-2020, định hướng đến 2030”, năm học 2017-2018, toàn tỉnh đã đưa gần 2.000 học sinh từ 72 điểm trường lẻ về trường chính học tập; giảm được 22 trường, 44 lớp học và giảm được 85 cán bộ quản lý.

Năm học vừa qua, các tỉnh miền núi phía Bắc đã điều chỉnh, sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp. Cụ thể, năm học 2016-2017, tỉnh Tuyên Quang giảm được 4 trường tiểu học, 135 điểm trường mầm non, 78 điểm trường tiểu học, tăng 2 trường liên cấp TH-THCS; tỉnh Lạng Sơn giảm 13 điểm trường mầm non, 28 điểm trường tiểu học; Sơn La giảm 32 điểm trường tiểu học với 109 lớp; Lào Cai giảm 20 trường học, 65 điểm trường, 302 lớp…

Đối với việc sáp nhập các điểm lẻ về các điểm trường chính, xóa các lớp ghép, lớp tạm, bài toán gỡ khó cho CSVC luôn được đặt ra đầu tiên.

Ông Trần Ngọc Kiên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Nhé (Điện Biên) cho biết: Do xóa các điểm trường lẻ để dồn học sinh về điểm trường chính, nên trường thiếu CSVC. Công tác quản lý và dạy học cũng gặp nhiều khó khăn, do thiếu cán bộ quản sinh, cấp dưỡng. Học sinh lớp 1,2 trong diện chuyển về điểm chính hoặc về học bán trú còn quá bé, chưa tự chăm sóc bản thân nên công tác chăm sóc các em cũng gây áp lực cho nhà trường…

Việc xóa các điểm trường lẻ để về điểm trường chính đã góp phần đưa chất lượng giáo dục các tỉnh miền núi khởi sắc. Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng, học sinh bỏ học giảm rõ rệt. Hệ thống mạng lưới trường, lớp từng bước được rà soát, sắp xếp và hoàn thiện ở các cấp học, ngành học theo hướng hợp lý và hiệu quả hơn. “Tuy nhiên, việc xoá bỏ các điểm trường lẻ phải có một lộ trình nhất định phù hợp với thực tế, đảm bảo nhu cầu và quyền lợi của người dân ở địa phương một cách tốt nhất”, ông Nguyễn Anh Ninh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai chia sẻ.

Minh Thu

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.