Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xây dựng thương hiệu Huế - Kinh đô ẩm thực Việt

PV - 08:26, 18/05/2018

Từ năm 2018-2020, tỉnh Thừa Thiên-Huế dự tính đầu tư gần 12,6 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách Nhà nước là hơn 3,7 tỷ đồng, nguồn xã hội hóa hơn 8,7 tỷ đồng để xây dựng thương hiệu "Huế - Kinh đô ẩm thực Việt - Sự tận hưởng kỳ thú, giai đoạn 2018-2020".

Hiện nay có trên 1.000 món ăn nấu theo lối Huế đang được lưu giữ. Ảnh minh họa Hiện nay có trên 1.000 món ăn nấu theo lối Huế đang được lưu giữ. Ảnh minh họa

 

Theo đó, tỉnh tập trung bảo tồn, gìn giữ và phát huy tinh hoa ẩm thực Huế, xây dựng thương hiệu "Huế - Kinh đô ẩm thực Việt", nâng cao hình ảnh của ẩm thực Huế trong khu vực và trên thế giới.

Tỉnh triển khai các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, như: Xây dựng và quản lý thương hiệu các loại hình ẩm thực đặc trưng Huế (ẩm thực cung đình, ẩm thực dân gian, ẩm thực chay, ẩm thực đường phố, ẩm thực vùng đầm phá…); xây dựng bộ nhận diện ẩm thực Huế phù hợp với các hình thức quảng cáo khác nhau; hình thành bộ nhận diện các nhà hàng, quán ăn đạt chuẩn phục vụ khách du lịch ở Huế.

Thừa Thiên-Huế cũng quy tụ những người có tâm, có tầm, có nghề, có kiến thức về ẩm thực; có sự hỗ trợ để phục hồi đúng chất lượng những món ăn vốn được xem là di sản về văn hóa ẩm thực Huế. Ngoài ra, tỉnh tổ chức những lễ hội, hội thảo, tọa đàm về ẩm thực Huế và các chương trình đào tạo, các cuộc thi đầu bếp giỏi, thi chế biến món ăn ngon của Huế.

Bên cạnh đó, các đơn vị lĩnh vực du lịch hình thành các tour thưởng thức món ăn Huế: Ẩm thực về đêm, ẩm thực đường phố, ẩm thực đầm phá, các loại bánh Huế, chè Huế, cơm Huế dân gian và cung đình, ẩm thực chay, khám phá ẩm thực Huế, tìm hiểu vùng nguyên liệu sạch, nghệ thuật nấu ăn của người Huế, trải nghiệm đi chợ và nấu ăn kiểu Huế...

Tỉnh tổ chức hợp tác với các doanh nghiệp, hiệp hội, đơn vị trong việc hình thành bảo tàng hoặc trung tâm diễn giải thông tin về ẩm thực Huế kết hợp với trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực Huế.

Cùng với đó, tỉnh tranh thủ sự hợp tác, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện công tác quảng bá du lịch nói chung, quảng bá ẩm thực Huế nói riêng được hiệu quả và chuyên nghiệp; tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, sự tự hào cho người dân Huế về giá trị của ẩm thực Huế; các hoạt động truyền thông, tiếp thị theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm trọng điểm, bảo đảm hiệu quả và khẳng định thương hiệu của ẩm thực Huế...

Hiện nay có trên 1.000 món ăn nấu theo lối Huế đang được lưu giữ, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Nghệ thuật trình bày các món ăn rất đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế. Ngoài ra, Huế còn là nơi nổi tiếng có các món ăn chay, góp phần làm phong phú thêm những món ăn Huế.

THEO TTXVN

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.