Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xây dựng nông thôn mới ở Sa Nghĩa

PV - 11:14, 06/03/2019

Được sự quan tâm của huyện và trước yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Sa Nghĩa, huyện Sa Thầy, (Kon Tum) huy động các nguồn lực và sức dân tạo ra động lực thúc đẩy quá trình xây dựng NTM. Với quyết tâm cao nhất, xã Sa Nghĩa đang phấn đấu về đích NTM vào cuối năm nay.

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, trong những năm qua, Đảng uỷ, UBND xã Sa Nghĩa huy động các nguồn lực và sức dân tạo ra động lực thúc đẩy quá trình xây dựng NTM. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, việc xây dựng NTM đang làm thay đổi diện mạo nông thôn và đời sống người dân.

Cà phê giống mới ở thôn Đăk Tăng hứa hẹn mùa bội thu. Cà phê giống mới ở thôn Đăk Tăng hứa hẹn mùa bội thu.

Đi dọc các thôn làng, tôi thấy ở đâu cũng có những tuyến đường bê tông hay láng nhựa khang trang. Trên nhiều thôn làng, nhiều hộ gia đình có ý thức chỉnh trang lại cổng ngõ ngay ngắn, cải tạo lại vườn tạp bằng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế hơn trước. Sau vườn, trên các dãy đồi nhiều nơi cây cao su, cà phê... xanh tươi ngút ngàn. Dưới bàn tay tạo dựng của con người qua phong trào, nông thôn như được tiếp thêm nguồn năng lượng mới.

Theo ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Sa Nghĩa, mặc dù tính đến thời điểm này, xã đạt 13/19 tiêu chí NTM. Tuy nhiên, việc xây dựng NTM đang chạy “nước rút”, nhưng xã vẫn tạo ra bước đi căn cơ, 6 tiêu chí chưa đạt (giao thông, cơ sở vật chất văn hoá, nhà ở, trường học, thu nhập và môi trường giao) ở xã đang gần “cán đích”.

Để có thể về đích, ngoài huy động sức dân, huyện và xã tranh thủ các nguồn lực đầu tư gần 5 tỷ đồng xây dựng nhiều công trình hạ tầng (giao thông, trường học...), trong đó có 5 tuyến đường bê tông và cấp phối đi các khu sản xuất ở các thôn, làng.

Bàn về xây dựng NTM, ông Nguyễn Văn Đàn (thôn Nghĩa Tân) bày tỏ: So với trước đây, đời sống của người dân trong thôn có nhiều chuyển biến. Ở khu sản xuất cà phê ở thôn, gia đình tôi phát triển 6ha cà phê (5ha cà phê nhà, 1ha cà phê nhận khoán của Công ty TNHH MTV cà phê 704). Tuy nhiên, đường ra khu sản xuất là đường đất, lòng đường nhỏ, mùa mưa bị sạt lở gây khó khăn đi lại, vận chuyển vật tư và nông sản. Sản phẩm làm ra, người dân phải chịu nhiều thua thiệt. Trước yêu cầu đặt ra, người dân mong được xã quan tâm đầu tư xây dựng tuyến đường ra khu sản xuất cà phê.

Rất mừng là nguyện vọng chính đáng của người dân được chính quyền địa phương quan tâm và đáp ứng. Khi trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Minh nói: Tuyến đường ra khu sản xuất trồng cà phê ở thôn Nghĩa Tân giáp với lòng hồ thuỷ điện Plei Krông đang nằm trong kế hoạch xây dựng NTM của xã trong năm nay.

Trong xây dựng NTM ở xã, khó khăn nhất là công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống người Rơ Ngao (Ba Na) ở làng Đăk Tăng. Tuy nhiên, được sự quan tâm của huyện trong việc hỗ trợ nhà, công cụ sản xuất (lưới, ghe thuyền đánh bắt cá), cây cà phê giống, phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất... trong những năm qua, người dân thôn Đăk Tăng đang từng bước vươn lên thoát nghèo.

Không chỉ có sự quan tâm của các cấp chính quyền mà hợp tác xã trên địa bàn cũng chung tay với người dân. Ông Thạch Ngọc Kè (dân tộc Chăm)-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ thương mại Nghĩa Tân-đang phát triển trang trại chăn nuôi heo rừng ở thôn Đăk Tăng chia sẻ: Hợp tác xã đang xúc tiến các hoạt động hỗ trợ cho người dân thôn Đăk Tăng nuôi heo rừng sạch. Sản phẩm làm ra, Hợp tác xã bao tiêu cho dân.

Chạy “nước rút”, nhưng xã Sa Nghĩa đang có những bước đi căn cơ để giúp người dân nâng cao đời sống, về đích NTM một cách bền vững.

VĂN NHIÊN

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.