Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xây dựng nông thôn mới ở Hậu Giang: Chọn việc khó làm trước

PV - 14:45, 12/02/2019

Thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương chọn phương án dễ làm trước, khó làm sau. Nhưng ở Hậu Giang, tỉnh lại chọn những xã khó khăn, xã đông đồng bào DTTS để thực hiện.

Dẫn đầu khu vực trong xây dựng NTM

Tỉnh Hậu Giang có 199.576 hộ, 774.070 người, trong đó đồng bào DTTS 8.130 hộ, với 33.203 người, chiếm tỷ lệ 4,28% dân số toàn tỉnh. Đồng bào DTTS trong tỉnh sống tập trung một số ấp của 32 xã, phường, thị trấn, chủ yếu là sống ở vùng sâu, vùng xa. Khi triển khai Chương trình xây dựng NTM, tỉnh đã chọn những xã khó khăn đông đồng bào DTTS để tập trung đầu tư.

Chùa Khmer được đầu tư nâng cấp. Chùa Khmer được đầu tư nâng cấp.

Huyện Vị Thủy là một ví dụ. Đây là một trong những địa phương có đồng bào Khmer sinh sống nhiều nhất tỉnh Hậu Giang với trên 830 hộ, trên 3.000 khẩu, tập trung ở các xã Vị Thủy, Vị Thắng và Vị Thanh.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Vị Thủy thông tin: Tranh thủ hỗ trợ từ tỉnh, Trung ương, huyện Vị Thủy đã đầu tư xây dựng nhiều công trình, dự án giúp cuộc sống của đồng bào Khmer có nhiều khởi sắc. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Khmer đã giảm đáng kể, từ trên 41% vào năm 2004, đến nay chỉ còn 12%.

“Hiện các xã: Vị Thanh, Vị Thủy, Vị Thắng và xã Vĩnh Thuận Tây đã trình cấp tỉnh xem xét công nhận về đích NTM” ông Thanh cho biết.

Những xã khó khăn “về đích” là một động lực thúc đẩy các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nỗ lực hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM.

Xã đầu tiên đạt chuẩn NTM Hậu Giang. Xã đầu tiên đạt chuẩn NTM Hậu Giang.

Giai đoạn 2010-2015, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM tỉnh Hậu Giang đã chọn 11 xã điểm để triển khai. Tiêu chí chọn của tỉnh là những xã khó khăn, xã đông đồng bào DTTS để thực hiện. Hiện toàn tỉnh đã có 27/54 xã đạt chuẩn NTM. Theo thống kê của Văn phòng điều phối NTM Trung ương, tính đến thời điểm hiện tại, Hậu Giang là tỉnh dẫn đầu về xây dựng NTM (tính theo tỷ lệ xã đạt chuẩn và bình quân tiêu chí) khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (không tính Cần Thơ là Thành phố trực thuộc Trung ương).

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Hiện nay, số tiêu chí bình quân đạt 14,5 tiêu chí/xã, đạt 83% chỉ tiêu Trung ương giao đến năm 2020, dự kiến đến năm 2020 là 17,04 tiêu chí/xã. Đặc biệt, đến nay toàn tỉnh không còn xã dưới 5 tiêu chí, hiện các xã trên địa bàn đều đạt từ 8 tiêu chí trở lên”.

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ có 50% số xã, tương đương 28 xã đạt chuẩn NTM. Đồng thời, đến năm 2020 tỉnh sẽ có thêm 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, đạt 150% kế hoạch, đó là huyện Châu Thành A và TP. Vị Thanh. Theo đà tăng tốc như hiện nay, dự kiến 2 đơn vị cấp huyện là Châu Thành A và TP. Vị Thanh sẽ được công nhận huyện NTM vào cuối năm 2019, và là tỉnh đầu tiên của khu vực có 3 đơn vị huyện đạt chuẩn NTM.

Chuyển đổi mô hình sản xuất ở xã NTM xã Vị Thủy. Chuyển đổi mô hình sản xuất ở xã NTM xã Vị Thủy.

Khởi sắc  vùng đồng bào DTTS

Không thể phủ nhận, từ khi được triển khai Chương trình xây dựng NTM, những địa phương khó khăn có đông đồng bào DTTS sinh sống ở tỉnh Hậu Giang đã có nhiều khởi sắc. Khi cơ sở hạ tầng được hoàn thiện thì cuộc sống của người dân cũng từng bước phát triển.

Ông Thạch Lý, ngụ ấp 5, xã Vị Thủy (huyện Vị Thủy) cho biết: Ở cái ấp vùng sâu này trước đây phải đi bằng xuồng, ghe, giờ có đường giao thông nông thôn, giúp xe chạy tới tận nơi nên công việc trồng trầu, buôn bán trầu truyền thống của bà con trong phum sóc này cũng gặp nhiều thuận lợi hơn.

“Sau khi không còn hộ nghèo, mà xã còn đạt chuẩn NTM, đi đâu cũng thấy tự tin, tự hào. Trong xóm này bây giờ, nhà nào cũng có xe gắn máy, tivi và cả dàn karaoke. Tết này, còn tăng thu nhập với mô hình ứng dụng khoa học trong sản xuất rau theo hướng an toàn thực phẩm, gắn sơ chế và đóng gói, tại ấp 5 của xã”, ông Lý phấn khởi nói.

Theo ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang, chọn xã có xuất phát thấp, để dồn lực đầu tư xây dựng NTM thật sự là khó. Tuy nhiên, được sự đồng thuận của Nhân dân, trong đó có đông đảo đồng bào DTTS biết thay đổi tư duy, tự vươn lên tìm đến cơ hội làm giàu, biết tiếp cận với khoa học kỹ thuật cải tiến trong sản xuất.

Nông dân tỉnh Hậu Giang thu hoạch bưởi Năm Roi. Nông dân tỉnh Hậu Giang thu hoạch bưởi Năm Roi.

Qua đó, khẳng định mạnh mẽ những nỗ lực vượt bậc, minh chứng sinh động và thuyết phục cho tinh thần đoàn kết, hợp tác và trách nhiệm, tinh thần chủ động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận cao của Nhân dân, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng tỉnh Hậu Giang nói chung và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nói riêng. Những thành quả trong xây dựng NTM những năm qua, là nền tảng vững chắc để Hậu Giang phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh khá của vùng ĐBSCL.

Được biết, tỉnh Hậu Giang cũng vừa thông qua kế hoạch thực hiện xây dựng NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020. Mục đích là xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao nhằm đảm bảo xây dựng NTM là quá trình thường xuyên, liên tục, hướng tới mục tiêu phát triển NTM bền vững. Mục tiêu của kế hoạch này là, nâng cao chất lượng tiêu chí bao gồm nâng mức đạt của các chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM và thực hiện bổ sung một số chỉ tiêu phản ánh mức độ hưởng thụ cao hơn về vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.

VƯƠNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.