Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xây dựng Nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An - Khó khăn trăm bề: Nhìn từ huyện “trắng” xã NTM (Bài 1)

Thanh Nguyễn - 08:22, 04/07/2024

LTS: Ở những bản làng vùng cao đã đạt chuẩn xây dựng Nông thôn mới sẽ là bộ mặt khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên… Nhưng, mảng màu sáng ấy lại như những nét chấm nhỏ trên bản đồ nông thôn mới các huyện miền núi xứ Nghệ. Bởi còn quá nhiều vùng đất mà sự đầu tư, hỗ trợ từ chương trình xây dựng Nông thôn mới chưa vươn tới và phủ hết…

Địa bàn rộng, trải dài, tỷ lệ hộ nghèo cao, nguồn lực địa phương hạn chế... khiến cho quá trình xây dựng NTM ở huyện Quế Phong thêm khó khăn - Trong ảnh: bản làng ở xã vùng cao Tri Lễ
Địa bàn rộng, trải dài, tỷ lệ hộ nghèo cao, nguồn lực địa phương hạn chế... khiến cho quá trình xây dựng NTM ở huyện Quế Phong thêm khó khăn - Trong ảnh: Bản làng ở xã vùng cao Tri Lễ

Sau một hành trình dài thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), ở Nghệ An vẫn còn có những địa phương “trắng” xã NTM. Huyện 30a Quế Phong, một nốt trầm buồn khẳng định thêm cho bao nỗi khó khăn, hạn chế không dễ dàng khắc phục.

Nhiều tiêu chí khó thực hiện

Thực ra, huyện 30a Quế Phong đã từng có xã đạt chuẩn NTM, ấy là xã Quế Sơn. Còn nhớ, vào cuối năm 2019, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Quế Sơn mừng vui cỡ nào sau hành trình 9 năm xây dựng NTM và đã cán đích.

Niềm vui ngắn kết thúc khi ngay sau đó, huyện Quế Phong thực hiện điều chỉnh địa giới, sáp nhập hành chính các xã, thị; và xã Quế Sơn chính thức bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính, sau khi sáp nhập vào một phần xã Mường Nọc thành xã mới Mường Nọc.

Cũng từ đó, huyện 30a Quế Phong chính thức “trắng” xã đạt chuẩn NTM cho đến nay.

Ngay khi bắt tay xây dựng NTM, các cấp chính quyền huyện 30a Quế Phong đã xác định, là sẽ rất khó khăn về nhiều mặt, nhưng không ngờ rằng lại khó khăn đến mức này. Khởi phát Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM từ năm 2010, nhưng mãi đến hôm nay, nhiều xã nơi đây vẫn đang “ì ạch” với các tiêu chí NTM, nhất là các tiêu chí khó như: thu nhập, nghèo đa chiều, nhà ở dân cư, trường học…

Trước khi sát nhập, điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Quế Phong từng có xã Quế Sơn đạt chuẩn NTM
Trước khi sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Quế Phong từng có xã Quế Sơn đạt chuẩn NTM

Thống kê từ huyện Quế Phong cho thấy, hai tiêu chí thu nhập và nghèo đa chiều thì đang có đến 11/12 xã, thị chưa đạt; tiêu chí nhà ở dân cư có 9 xã chưa đạt, tiêu chí trường học có 5 xã chưa đạt, tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa có 3 xã chưa đạt. Hay nói giản ước rằng, bình quân đến nay đạt 14,42 tiêu chí/xã, số xã đạt từ 11-14 tiêu chí có 6 xã, số xã đạt từ 15-18 tiêu chí có 5 xã…

Ông Dương Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong liệt kê hàng loạt cái khó trong trong quá trình xây dựng NTM trên địa bàn, như cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu, người dân chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp nên tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao, thu nhập còn thấp.

Bên cạnh đó, theo Chủ tịch huyện Dương Hoàng Vũ, Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM, có những tiêu chí, chỉ tiêu nhỏ trong các tiêu chí đòi hỏi cao hơn trước, đặc biệt là các tiêu chí về thu nhập, nghèo đa chiều, nhà ở dân cư, giao thông…; trong đó có tiêu chí nghèo đa chiều, do tính gộp cả hộ cận hộ nghèo và hộ nghèo vào một chỗ, nên rất khó đối với các huyện miền núi.

Cuối năm 2023, ở Quế Phong, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn hơn 65%. Đối chiếu với các xã khó khăn tốp đầu như Tri Lễ, Nậm Nhoóng, Đồng Văn, Thông Thụ… thì rất khó thực hiện theo tiêu chí NTM.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực đầu tư trong giao thông, nhưng lại vướng nhiều tiêu chí chưa đạt khác khiến cho huyện Quế Phong chưa có xã đạt NTM (Trong ảnh: Đường NTM ở bản Na Cày, xã Tiền Phong - Ảnh: Đình Tuyên)
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực đầu tư trong giao thông, nhưng lại vướng nhiều tiêu chí chưa đạt khác khiến cho huyện Quế Phong chưa có xã đạt NTM (Trong ảnh: Đường NTM ở bản Na Cày, xã Tiền Phong - Ảnh: Đình Tuyên)

Trở lại với xã đã đạt 18 tiêu chí là Mường Nọc, thì hiện địa phương đang rất cố gắng với tiêu chí giao thông để cán đích NTM theo kế hoạch vào cuối năm 2024. Bà Vi Thị Duyến, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Quế Phong thông tin: Xã Mường Nọc có tuyến đường cụm bản Thanh Phong chưa đạt chuẩn, huyện đã có nghị quyết để làm. 

Trước đây, tuyến đường này đã có chủ trương xây dựng, nhưng do chưa có nguồn nên đã dừng lại. Nay, huyện đang làm văn bản xin ý kiến tỉnh thu hồi quyết định cũ, để huyện lập dự án đầu tư mới. Huyện đang nỗ lực tối đa để phấn đấu hoàn thành tuyến đường vào cuối năm nay.

Nguồn lực địa phương không kham nổi

Chủ tịch UBND huyện Quế Phong còn nhấn mạnh nhiều lần, về nguồn lực đầu tư hạn chế trong xây dựng NTM ở địa phương. Ông Vũ thẳng thắn: Nguồn thu từ địa phương không có, ngân sách cấp trên phân bổ thấp… trong khi đó nguồn lực huy động trong dân hạn chế, nên địa phương rất vất vả khi huy động lồng ghép nguồn lực để các công trình, dự án đảm bảo chất lượng.

Trong báo cáo đánh giá kết quả xây dựng NTM 6 tháng đầu năm 2024, huyện Quế Phong cũng đã nêu lên nhiều nguyên nhân, hạn chế làm ảnh hưởng đến hành trình xây dựng NTM của huyện.

 Đó là xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, địa bàn rộng, canh tác manh mún; nhiều tiêu chí cao so với điều kiện thực tế các xã khu vực III (nghèo đa chiều, thu nhập, thông tin và truyền thông, môi trường và an toàn thực phẩm, cơ sở vật chất văn hóa...). Trong khi đó, cán bộ cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu chủ động; một số thành viên Ban Chỉ đạo chưa thực sự vào cuộc và bám nắm địa bàn…;Và nguyên nhân quan trọng nhất, đầu tiên nhất vẫn là nguồn vốn cấp trên bố trí xây dựng NTM thấp trong khi ngân sách địa phương hạn chế, huy động nguồn lực Nhân dân khó khăn.

 Cụm dân cư Huồi Máy thuộc bản Cắm Pọm là nơi quần cư người Khơ Mú duy nhất ở xã Cắm Muộn, đang có cuộc sống hết sức khó khăn - ảnh Đình Tuyên
Cụm dân cư Huồi Máy thuộc bản Cắm Pọm là nơi quần cư người Khơ Mú duy nhất ở xã Cắm Muộn, đang có cuộc sống hết sức khó khăn. Ảnh: Đình Tuyên

Quế Phong là 1 trong 3 huyện 30a tại Nghệ An, có tỷ lệ hộ đồng bào DTTS chiếm hơn 93%. Tổng thu ngân sách mỗi năm của huyện, hiện chưa đến 25 tỷ đồng. Con số quá ít ỏi này không thấm vào đâu, so với nhu cầu thực chi của một địa bàn miền núi có 11 xã vùng đặc biệt khó khăn, tỷ lệ nghèo đa chiều khu vực nông thôn 65,7%. Nguồn lực địa phương không kham nổi, thì câu chuyện trông chờ ngân sách là điều hiển nhiên.

Trong khi đó, việc phân bổ ngân sách từ cấp trên, từ huy động xã hội hóa và các nguồn lực khác, không ăn thua so với nhu cầu cần vốn của các tiêu chí chưa đạt. Theo số liệu thống kê, ước tổng nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm 2024 tại Quế Phong là hơn 150 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương (NTM) hơn 9,33 tỷ đồng, vốn lồng ghép của các chương trình hơn 109 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp hơn 1,65 tỷ đồng, vốn tín dụng 2,1 tỷ đồng. Còn vốn ngân sách địa phương chỉ hơn 22,83 tỷ đồng và vốn người dân đóng góp hơn 5,65 tỷ đồng.

Ông Dương Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong chia sẻ: Với nguồn lực như thế này, thì việc thực hiện chương trình NTM là quá khó khăn; không đủ điều kiện thực hiện các tiêu chí cần nhiều nguồn vốn lớn, như giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư…

Trong chồng chất khó khăn, tập thể lãnh đạo huyện Quế Phong cũng đã đề nghị cấp trên hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng NTM cho các xã nằm trong lộ trình đạt chuẩn của giai đoạn 2021-2025, gồm Mường Nọc, Đồng Văn, Châu Kim. Bố trí thêm nguồn lực cho 4 xã biên giới, để huyện và 4 xã triển khai thực hiện đạt mục tiêu đề ra. Đồng thời có cơ chế, chính sách hỗ trợ tăng suất đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho các xã, đặc biệt là các xã miền núi, vùng cao biên giới./.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.