Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xây dựng một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm

PV - 19:13, 18/07/2023

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành Đề án một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm. Theo đó, đến năm 2025, có 12 tỉnh, thành phố trọng điểm du lịch được chọn xây dựng mô hình để tăng thời gian lưu trú.

Phát huy lợi thế các dịch vụ ban đêm để phát triển sản phẩm du lịch đêm ở Việt Nam
Phát huy lợi thế các dịch vụ ban đêm để phát triển sản phẩm du lịch đêm ở Việt Nam

Theo đó, Đề án được triển khai nhằm phát huy lợi thế các dịch vụ ban đêm để phát triển sản phẩm du lịch đêm ở Việt Nam đa dạng, đặc sắc, bền vững, có chất lượng và giá trị gia tăng cao; Khẳng định thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam, tăng cường thu hút khách, tăng chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch nội địa và quốc tế, góp phần đưa du lịch đêm trở thành sản phẩm chủ đạo để phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam.

Đề án đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, các địa bàn: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hội An (Quảng Nam), Đà Lạt (Lâm Đồng), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu có tối thiểu 1 mô hình về phát triển sản phẩm du lịch đêm. Hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Tăng thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ở các địa bàn thực hiện Đề án ít nhất 1 đêm.

Đến năm 2030, mở rộng hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt tại các trung tâm du lịch lớn như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), Bà Rịa - Vũng Tàu; Phát triển đồng bộ sản phẩm du lịch đêm tại các trung tâm du lịch, nơi có lượng khách du lịch tập trung đông. Hình thành thương hiệu sản phẩm du lịch đêm của Việt Nam.

Có 5 mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm được đặt ra trong Đề án với nội dung cụ thể về dịch vụ đặc trưng, dịch vụ bổ trợ và triển khai áp dụng, gồm có: Mô hình hoạt động biểu diễn văn hoá, nghệ thuật; Mô hình hoạt động thể thao, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp; Mô hình mua sắm, giải trí đêm; Mô hình tham quan du lịch đêm; và Mô hình giới thiệu văn hóa ẩm thực, dịch vụ ăn uống về đêm.

Đề án đặt ra các giải pháp về quy hoạch và quản lý đô thị, cơ chế chính sách, tổ chức và quản lý dịch vụ, nguồn nhân lực, đầu tư, định hướng thị trường và xúc tiến quảng bá và ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó đáng chú ý sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ quản lý đồng bộ và hiệu quả hoạt động du lịch đêm. Triển khai các ứng dụng, tiện ích hỗ trợ khách du lịch, trong đó ưu tiên triển khai ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn và thẻ du lịch thông minh; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong thanh toán trực tuyến, sử dụng công nghệ tự động hóa trong cung cấp dịch vụ tại các mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm.

Khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải công cộng, vận tải du lịch đường bộ, đường thủy nâng cấp trang thiết bị đáp ứng yêu cầu kéo dài thời gian phục vụ khách vào ban đêm
Khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải công cộng, vận tải du lịch đường bộ, đường thủy nâng cấp trang thiết bị đáp ứng yêu cầu kéo dài thời gian phục vụ khách vào ban đêm

Bên cạnh đó, các địa phương đề ra các giải pháp cụ thể liên quan đến phát triển sản phẩm, dịch vụ, tổ chức các chương trình tham quan trải nghiệm, xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, thiết lập đường dây nóng hỗ trợ du khách, tăng cường thanh tra, kiểm tra về chất lượng, xuất xứ hàng hóa, niêm yết giá công khai…

Tại Quyết định, các đơn vị trực thuộc Bộ VHTT&DL được giao các nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ. Trong đó, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam được phân công là đầu mối tổng hợp, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, rà soát, kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách, văn bản quản lý, tháo gỡ khó khăn, khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch đêm; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp xây dựng triển khai các chương trình phát triển sản phẩm du lịch đêm, quy mô cấp vùng và cấp quốc gia; xây dựng và thực hiện chiến dịch truyền thông, quảng bá xúc tiến sản phẩm du lịch đêm hướng đến các thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam; nghiên cứu, bổ sung nội dung quy hoạch sản phẩm du lịch đêm vào quy hoạch hệ thống du lịch, hướng dẫn các địa phương bổ sung quy hoạch sản phẩm du lịch đêm vào quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị; tham mưu tổ chức sơ kết việc thực hiện Đề án vào năm 2025 và tổng kết vào năm 2030, báo cáo Lãnh đạo Bộ, Chính phủ kết quả triển khai thực hiện Đề án, đề xuất sửa đổi, bổ sung Đề án trong trường hợp cần thiết.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.