Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xây dựng du lịch cộng đồng thành sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo

PV - 09:42, 04/11/2024

Theo Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam (gọi tắt là Đề án), xây dựng du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam là mục tiêu trọng yếu; đáp ứng cơ bản các yêu cầu của quốc tế và khu vực ASEAN đối với hoạt động du lịch cộng đồng.

Một góc Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Một góc Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Đặt mục tiêu bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào các DTTS

Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025, tại các điểm du lịch cộng đồng được công nhận ở Việt Nam, các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc cơ bản được bảo tồn và phát huy; có 20% điểm du lịch cộng đồng có nhà sinh hoạt cộng đồng; 20% điểm du lịch cộng đồng có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.

Cùng với đó, sẽ có ít nhất 30% chủ cơ sở du lịch cung ứng dịch vụ du lịch cộng đồng được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 20% lao động du lịch cộng đồng được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó có ít nhất 10% là lao động nữ; mỗi điểm du lịch cộng đồng có ít nhất 1 người có khả năng giao tiếp được một ngoại ngữ.

Mục tiêu của Đề án đặt ra là sẽ tổ chức 40 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến du lịch cộng đồng, kỹ năng đón tiếp, phục vụ khách du lịch; các kỹ năng thuyết minh giới thiệu về sản phẩm du lịch, điểm du lịch; kỹ năng giao tiếp ứng xử văn minh du lịch; truyền dạy văn hóa phi vật thể, sưu tầm, phục dựng, gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống, phát huy văn hóa phi vật thể, bảo tồn lễ hội tại các điểm du lịch cộng đồng; xây dựng, hỗ trợ đầu tư ít nhất 10 điểm đến du lịch cộng đồng tiêu biểu của vùng đồng bào DTTS và miền núi, phục vụ phát triển du lịch cộng đồng.

Theo đó, phấn đấu mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 1 mô hình chuỗi liên kết du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới; có ít nhất 10% làng nghề truyền thống mỗi huyện nông thôn mới có sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch cộng đồng. 

Phấn đấu 20% điểm du lịch cộng đồng được công nhận theo tiêu chuẩn quốc gia về du lịch cộng đồng tại Việt Nam được giới thiệu, quảng bá; 10% điểm du lịch cộng đồng có ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch; tiến tới mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu và chuẩn hóa bản đồ số các điểm du lịch cộng đồng trên toàn quốc.

Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam cơ bản phát triển đồng bộ sản phẩm du lịch cộng đồng tại các trung tâm du lịch lớn, nơi có lượng khách du lịch tập trung đông.

Du lịch cộng đồng là giải pháp tốt nhất để giữ gìn, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa.
Du lịch cộng đồng là giải pháp tốt nhất để giữ gìn, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa

Gắn du lịch cộng đồng để phát huy giá trị bền vững

Một trong các giải pháp là nghiên cứu, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách cho việc đầu tư hỗ trợ khôi phục, bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển hoạt động du lịch cộng đồng được cụ thể hóa tại Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”.

Đề án nhấn mạnh nhóm giải pháp về bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa, trong đó cần tuyên truyền, vận động các hộ gia đình tham gia làm du lịch cộng đồng trên cơ sở giữ gìn truyền thống gia đình, dòng tộc và khai thác truyền thông văn hóa của địa phương. Duy trì môi trường sống và sinh hoạt bình thường của cộng đồng dân cư; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo tồn văn hóa trong hoạt động du lịch cộng đồng.

Phát triển du lịch cộng đồng phải gắn với văn hóa của người dân bản địa và vì cuộc sống của người dân, có sự tham gia của người dân địa phương; có chính sách quan tâm của Nhà nước để tuyên truyền, vận động các hộ gia đình tham gia làm du lịch cộng đồng. Xây dựng nếp sống văn hóa, các tiêu chí phù hợp về tổ chức, giao tiếp, ứng xử khi phục vụ du khách, quy tắc ứng xử của khách với người dân địa phương... trong hoạt động du lịch cộng đồng.

Cùng với đó, chú trọng việc xây dựng đồng bộ cơ chế, chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng phù hợp với nhu cầu của du khách; đảm bảo bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, tạo môi trường văn hóa lành mạnh tại các điểm du lịch cộng đồng. Gắn hình ảnh điểm đến du lịch cộng đồng với các giá trị văn hóa của địa phương, có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan với nhau trên nguyên tắc bình đẳng, cùng thụ hưởng quyền lợi công bằng.

Theo Đề án, có 7 nhóm giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam, gồm: Giải pháp tăng cường lồng ghép chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng và lồng ghép, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn; Giải pháp về hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật; Giải pháp về thị trường, xúc tiến quảng bá, liên kết phát triển sản phẩm; Giải pháp về quy hoạch, khuyến khích đầu tư; Giải pháp về bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa; Giải pháp về quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.