Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố sáng tạo của UNESCO về âm nhạc

PV - 23:08, 08/06/2023

Ngày 8/6, Hội thảo quốc tế “Tham vấn xây dựng hồ sơ thành phố Đà Lạt gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO” trong lĩnh vực âm nhạc đã diễn ra tại Lâm Đồng.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hương - Viện trưởng Viện Văn hoá - Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phát biểu tại hội thảo
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hương - Viện trưởng Viện Văn hoá - Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Sự kiện do UBND Tp. Đà Lạt phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Lâm Đồng và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của 150 đại biểu trong nước và quốc tế. Hội thảo nhằm tham vấn các ý kiến của chuyên gia, nghệ sĩ, nhà quản lý cho việc xây dựng hồ sơ của Đà Lạt tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực âm nhạc.

Hội thảo có hai phiên chuyên đề thảo luận về các nội dung chính như: Trình bày mục tiêu, ý nghĩa, vai trò và các nguyên tắc của mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO; Giới thiệu một số kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng hồ sơ gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO; Trình bày dự thảo hồ sơ của Đà Lạt đăng ký gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực âm nhạc.

Theo bà Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VHTT&DL), theo kinh nghiệm xây dựng đề án phát triển mạng lưới thành phố sáng tạo của những địa phương khác, Tp. Đà Lạt cần lắng nghe, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để tạo sự đồng thuận và sức mạnh tổng thể; đồng thời cần đẩy mạnh đào tạo, nuôi dưỡng các cộng đồng sáng tạo tại địa phương để có những sáng kiến về âm nhạc, nhảy múa, nghệ thuật trong học sinh, sinh viên và cả thế hệ trẻ.

Các nghệ sỹ trình bày âm nhạc dân gian và đương đại tại Hội thảo
Các nghệ sĩ trình bày âm nhạc dân gian và đương đại tại Hội thảo

Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, viết tắt là UCCN (UNESCO Creative Cities Network) được khởi xướng vào năm 2004 với mục tiêu thúc đẩy sự hợp tác giữa các thành phố lấy sáng tạo là yếu tố chiến lược để phát triển đô thị bền vững; tập trung vào nhiều lĩnh vực sáng tạo đa dạng, các thành phố thuộc UCCN cùng cam kết đóng góp vào tầm nhìn chung của mạng lưới thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm, phát triển quan hệ đối tác, tôn trọng sự đa dạng và đảm bảo sự tích hợp của văn hóa, sáng tạo vào mọi mặt của đời sống xã hội. Tính đến năm 2023, đã có 301 thành phố trên thế giới gia nhập mạng lưới này, trong đó có 61 thành phố đăng ký với lĩnh vực âm nhạc.

Tại Việt Nam, Hà Nội là thành phố đầu tiên gia nhập UCCN vào năm 2019. Hiện nay, Đà Lạt và 8 thành phố khác đã tham gia đề án “Phát triển mạng lưới các thành phố sáng tạo nằm trong hệ thống thành phố sáng tạo của UNESCO” do Bộ VHTT&DL thực hiện trong năm 2021 - 2022. Trong khuôn khổ đề án này, quá trình nghiên cứu, đánh giá kĩ lưỡng tiềm năng, thế mạnh và thực trạng phát triển của Đà Lạt cũng như mục tiêu chiến lược của thành phố trong thời gian tới đã giúp khẳng định tính khả thi của việc xây dựng hồ sơ đăng ký gia nhập UCCN của Đà Lạt với tư cách là thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc.

Hội thảo tham vấn lần này sẽ góp phần thúc đẩy sự tham gia, chia sẻ thông tin và đóng góp ý kiến của các bên liên quan vào quá trình xây dựng, hoàn thiện hồ sơ của Đà Lạt gia nhập UCCN.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.