Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Xây dựng chính sách phù hợp để phát huy được nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Hoàng Quý - 18:31, 05/06/2024

Cần có chính sách gì để phát huy được nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS? Đó là câu hỏi của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) gửi tới Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình)
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình)

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình) hiện tượng thương mại hóa, lạm dụng trẻ em tại các phiên chợ vùng cao đã làm mai một và biến tướng nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS. Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ VHTT&DL rằng Bộ trưởng có quan điểm gì về vấn đề trên, đồng thời có chính sách và khuyến cáo gì để vừa bảo tồn, phát huy được nét đẹp vừa giúp văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS hội nhập với hiện đại?

Bên cạnh đó, đại biểu còn đề cập với tình trạng lạm dụng trẻ em ở các phiên chợ vùng cao. Theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung, tình trạng này diễn ra khá phổ biến. Theo đó, hiện nay, ở các phiên chợ vùng cao vẫn diễn ra nhiều trẻ em nhảy múa, biểu diễn giữa trời mưa, thời tiết rất lạnh để xin tiền du khách. Trong đó, nhiều trẻ em không được đi học nên quyền trẻ em không được bảo vệ. Điều này cho thấy, nét đặt văn hóa truyền thống ở các phiên chợ đang bị mai một, biến tướng.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung đề nghị Bộ trưởng Bộ VHTT&DL cho biết quan điểm về thực trạng trên cũng như có giải pháp căn cơ để khắc phục?

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, văn hóa của mỗi dân tộc đều có bản sắc và nét đẹp riêng. Vấn đề mà đại biểu nêu có thể là lợi dụng việc này, cố ý làm sai. Những ai lợi dụng vấn đề đó để làm biến tướng văn hóa thì cần phải xử lý.

Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đề xuất giải pháp là cần tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là người dân vùng đồng bào DTTS đó là chủ thể văn hóa biết tôn trọng, phát huy và bảo tồn văn hóa của chính dân tộc mình từ phong tục, tập quán đến cách ứng xử. Đồng thời cần có chế tài để xử lý nghiêm minh việc lợi dụng vấn đề này để đưa vào khuôn khổ. Như vậy mới hạn chế, khắc phục được tình trạng lợi dụng trẻ em như đại biểu đề cập.

Về vấn đề làm thế nào để bảo vệ quyền trẻ em khi có tình trạng tại các phiên chợ, trẻ em tổ chức biểu diễn, nhảy múa văn nghệ để thu tiền, xin tiền của khách, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định việc sử dụng lao động trẻ em như vậy là không đúng. Hơn nữa, các phiên chợ cũng không phải là địa điểm biểu diễn nghệ thuật. Nếu xảy ra ở địa phương nào thì địa phương đó phải quản lý và xử lý vi phạm.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận