Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xây dựng các định hướng chiến lược về hợp tác lao động - xã hội Việt Nam - Lào

PV - 12:30, 30/11/2022

Sáng 30/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tiếp Bộ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào Baykham Khattiya nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng đặc biệt về Lao động, Phúc lợi xã hội và Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Lào.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi một số vấn đề với Bộ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào Baykham Khattiya - Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi một số vấn đề với Bộ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào Baykham Khattiya - Ảnh: VGP/Đình Nam

Phó Thủ tướng chúc mừng những thành tựu mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào đạt được sau gần 4 thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới; đồng thời, tin tưởng chắc chắn rằng Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào sẽ vượt qua những thách thức hiện nay, xây dựng đất nước hoà bình, độc lập, dân chủ, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất và phồn vinh.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào thời gian qua tiếp tục phát triển tích cực, vững chắc, ngày càng đi vào chiều sâu, toàn diện trên nhiều lĩnh vực: Chính trị - ngoại giao; quốc phòng - an ninh; kinh tế; giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nghề; y tế; văn hóa - xã hội; thông tin truyền thông; tài nguyên - môi trường; khoa học công nghệ... góp phần vào sự ổn định và phát triển của mỗi nước.

Cảm ơn Phó Thủ tướng dành thời gian tiếp đoàn, Bộ trưởng Baykham Khattiya cho biết, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng thời gian qua Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào đã rất linh hoạt trong việc triển khai, thúc đẩy hợp tác, đạt một số kết quả tích cực.

Hai bên tiếp tục duy trì hợp tác trên các lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội và người có công; phát triển nguồn nhân lực; triển khai nhiều hoạt động hợp tác từ đào tạo ngắn hạn, luyện thi tay nghề ASEAN tới hỗ trợ trang thiết bị, và đào tạo dài hạn từ bậc đại học…

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn hai Bộ tiếp tục trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau về luật pháp, chính sách và các chương trình về quản lý thị trường lao động, việc làm, lao động di cư… - Ảnh:VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn hai Bộ tiếp tục trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau về luật pháp, chính sách và các chương trình về quản lý thị trường lao động, việc làm, lao động di cư… - Ảnh:VGP/Đình Nam

Mới đây, trong hai ngày 28 - 29/11, tại Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào đã tổ chức Hội nghị Bộ trưởng đặc biệt về lao động, phúc lợi xã hội và Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Lào nhân kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Hội nghị đã đánh giá kết quả đạt được trong việc thực hiện các chương trình hợp tác giữa hai Bộ thời gian qua; chia sẻ những kinh nghiệm và chính sách phát triển nguồn nhân lực và an sinh xã hội của hai nước; ký Thỏa thuận cấp bộ trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn hai Bộ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các định hướng chiến lược về hợp tác lao động - xã hội phù hợp với bối cảnh mỗi nước, khu vực và thế giới hiện nay; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau về luật pháp, chính sách và các chương trình về quản lý thị trường lao động, việc làm, lao động di cư, cũng như các vấn đề an sinh xã hội khác; hợp tác nâng cao kỹ năng, hỗ trợ tham gia các kỳ thi tay nghề ASEAN, thế giới; tăng cường, phối hợp chặt chẽ trao đổi thông tin, đối thoại chính sách, tham vấn, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn thế giới và khu vực./.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.