Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xây dựng Báo Dân tộc và Phát triển điện tử là nhiệm vụ cấp thiết

Hoàng Quý - 17:17, 19/05/2020

Đó là kết luận của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hoàng Thị Hạnh tại buổi làm việc sáng ngày 19/5 với Báo Dân tộc và Phát triển (DT&PT) cùng một số Vụ, đơn vị của UBDT về việc góp ý Đề án xây dựng Báo DT&PT điện tử.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh chủ trì buổi làm việc
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh chủ trì buổi làm việc

Cuối năm 2015, Cục Quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) đã  cấp giấy phép số 177/GP-TTĐT, ngày 23/12/2015 cho Trang thông tin điện tử tổng hợp Báo Dân tôc và Phát triển. Mặc dù hoạt động trong điều kiện cơ sở vật chất, nguồn kinh phí và nhân lực còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm của Lãnh đạo UBDT, sự quyết tâm của Ban Biên tập Báo và sự đồng thuận nhất trí cao của tập thể công chức, viên chức, người lao động tại Tòa soạn, Báo đã vận hành Trang tin điện tử tổng hợp hoạt động hiệu quả song hành cùng báo in DT&PT. 

Trang tin điện tử tổng hợp Báo DT&PT đã góp phần quan trọng trong công tác tuyên truyền những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là chính sách dân tộc đến đông đảo bạn đọc trên mọi miền Tổ quốc, trong đó có bạn đọc vùng DTTS, miền núi. Đây chính là tiền đề để xây dựng Báo DT&PT điện tử trở thành một kênh thông tin tuyên truyền chính thống hiệu quả, xứng đáng với vai trò là Cơ quan ngôn luận của UBDT, diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam trên môi trường internet.

Để thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT về tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, trong thời gian qua Báo DT&PT đã xây dựng Đề án Báo DT&PT điện tử theo xu hướng là cơ quan truyền thông đa phương tiện nhằm đáp ứng một cách nhanh nhạy, kịp thời về mặt thông tin, tạo sức lan tỏa, khắc phục hạn chế vốn có của tờ báo in, Trang Thông tin điện tử...

Tại buổi làm việc, thay mặt Ban Biên tập, ông Lê Công Bình, Tổng Biên tập Báo DT&PT đã trình bày khái quát về Đề án Báo DT&PT điện tử. Cấu trúc nội dung của Báo DT&PT điện tử gồm 10 chuyên mục chính: Thời sự; Dân tộc - Miền núi; Sắc màu 54; Kinh tế; Đời sống - Xã hội; Pháp luật; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục; Sức khỏe; Bạn đọc. Giao diện báo DT&PT điện tử mang bản sắc, phong cách của một tờ báo phục vụ đối tượng độc giả chính là đồng bào các DTTS. Tính tương tác hai chiều của Báo DT&PT điện tử sẽ giúp tăng cường khả năng trao đổi thông tin đa chiều của Báo và độc giả. Từ đó góp phần định hướng dư luận xã hội, chống lại những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật của các thế lực thù địch trong âm mưu "diễn biến hòa bình"...

Các đại biểu tham dự cuộc họp cơ bản nhất trí với Đề án Báo DT&PT điện tử, đồng thời khẳng định sự cần thiết phải xây dựng và đưa Báo DT&PT điện tử đi vào hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả.

Bên cạnh đó, các ý kiến tập trung góp ý vào mục tiêu, quy mô của Đề án; cơ sở pháp lý xây dựng Đề án; hạ tầng kỹ thuật để vận hành Báo DT&PT điên tử hiệu quả, an toàn, bảo mật. 

Về cơ cấu nội dung, các đại biểu đề nghị rà soát, sắp xếp lại một số chuyên mục cho phù hợp với đặc thù của Báo, đảm bảo tôn chỉ, mục đích, tính thời sự nhưng cũng thể hiện được bản sắc của Báo DT&PT điên tử–là cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc, là diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam; đặc biệt đầu tư một số mục đặc thù như: Người có uy tín, bản sắc văn hóa, du lịch, công tác dân tộc, chính sách dân tộc…; Xây dựng Báo Điện tử DT&PT theo xu hướng cơ quan truyền thông đa phương tiện. Bên cạnh việc chuyền tải tin tức bằng chữ viết, âm thanh, hình ảnh, bổ sung thêm giao lưu trực tuyến và media ...

Đồng thời, xác định mục tiêu Đề án, bên cạnh tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, Báo DT&PT điên tử cũng sẽ tạo ra nguồn thu để đảm bảo hoạt động thường xuyên; đồng thời góp phần nâng cao đời sống cho viên chức, người lao động; Đổi tên: “Đề án xây dựng Báo DT&PT điện tử” thành “Đề án xây dựng Báo điện tử DT&PT”...

Về hạ tầng kỹ thuật: Điều chỉnh lại mô hình truy xuất dữ liệu cho hệ thống CMS (sử dụng 2 máy chủ cho 2 CMS. Có thêm hệ thống cân bằng tải nhằm đáp ứng lượng truy cập ở mức 100.000 cập cùng thời điểm...

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh đánh giá cao sự nỗ lực của tập thể Báo DT&PT trong việc xây dựng Đề án Báo DT&PT điện tử. Thứ trưởng nhận định, đây là việc làm mang tính cấp thiết và phù hợp với xu thế báo chí hiện đại; vì vậy đề nghị Báo DT&PT tiếp thu những ý kiến đóng góp của các Vụ, đơn vị để sớm hoàn thiện Đề án. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, Đề án phải đảm bảo tầm chiến lược trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng tính ổn định, bảo mật cao; nội dung của tờ báo mang tính thời sự nhưng phải thể hiện được bản sắc riêng biệt, mang những giá trị cốt lõi, chiều sâu về văn hóa dân tộc, chính sách dân tộc....


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.