Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xách làn đi chợ-một cách để phụ nữ bảo vệ môi trường

PV - 15:51, 08/05/2018

Chợ quê Hòa Bình, xã Liên Chung huyện Tân Yên (Bắc Giang) họp theo phiên vào ngày 1, 3, 6, 8 âm lịch hằng tháng. Chợ nằm cạnh sông Thương. Xưa mặt hàng trong chợ chủ yếu là hàng quê, phục vụ người dân mấy xã lân cận. Bây giờ, hàng hóa phong phú, người đi chợ đông hơn nhưng có một thói quen không thay đổi, đó là người già cũng như trẻ, bất kể đi bộ hay xe máy đều xách theo chiếc làn nhựa hoặc làn mây.

Cụ Nguyễn Thị Gái gần 80 tuổi, ở thôn Hậu cho biết: “Nhà cách chợ hơn một km nên từ trước tới nay tôi đều đi bộ đến chợ. Khi trẻ thì mang theo quang gánh còn bây giờ già rồi chỉ xách làn. Điều này thành lệ rồi, chẳng ai bỏ đâu. Còn túi ni-lông à, tôi nghe người ta nói nó ảnh hưởng đến môi trường nên rất ít khi dùng”.

Không thể phủ nhận tiện ích mà túi ni-lông mang lại nhưng nó cũng đang gây hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng nếu không sử dụng đúng cách. Theo chị Nguyễn Thị Nhung, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Liên Chung, nếu bình quân một ngày, một hộ dân dùng 5-7 túi ni-lông thì 2.000 hộ trong xã sẽ dùng và xả ra môi trường hơn 10kg túi ni-lông. Trong khi đó, loại túi này rất khó phân hủy.

Loại bỏ túi ni-lông là cách để bảo vệ sức khỏe gia đình và bảo vệ môi trường chung. Loại bỏ túi ni-lông là cách để bảo vệ sức khỏe gia đình và bảo vệ môi trường chung.

 

Vì vậy, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các ngành, đoàn thể, đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ xã luôn quan tâm khuyến khích hội viên mang làn đi chợ, hạn chế dùng túi ni-lông.

Được biết, cũng trong một số phiên chợ, Hội phối hợp với Đoàn xã và Chi đoàn Thanh niên khối Văn hóa huyện Tân Yên tổ chức tuyên truyền lưu động về tác hại của túi ni-lông với sức khỏe con người và môi trường; đồng thời cấp phát miễn phí 100 túi thân thiện môi trường.

Hội Liên hiệp Phụ nữ và Đoàn xã Liên Chung cấp phát túi thân thiện với môi trường cho người dân. Hội Liên hiệp Phụ nữ và Đoàn xã Liên Chung cấp phát túi thân thiện với môi trường cho người dân.

 

Có mặt tại phiên chợ quê ở xã Quyết Thắng, huyện Thanh Hà (Hải Dương), chúng tôi rất ngạc nhiên trước hình ảnh cầm làn đi chợ của các chị, các bà.

Bà Nguyễn Thị Mai, ở xã Quyết Thắng cho biết: “Túi ni-lông vừa ô nhiễm môi trường, vừa không đảm bảo an toàn thực phẩm nên chị em xã Quyết Thắng chúng tôi bảo nhau đi chợ là dùng làn hết”.

Bà Đồng Thị Nhuẫn, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Quyết Thắng cho hay: “Hội đã tuyên truyền vận động hội viên, đặc biệt là các cụ cao tuổi thường xuyên dùng làn đi chợ, thay vì sử dụng túi ni-lông để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình cũng như bảo vệ môi trường cho cộng đồng”.

Tại xã Cẩm Chế, mô hình “Đi chợ cùng làn nhựa” đã được Hội phụ nữ triển khai trong dịp ngày Môi trường thế giới từ năm 2015 và duy trì cho tới ngày nay. Hội Phụ nữ xã tặng hàng trăm làn nhựa cho các hội viên. Chính vì vậy, trước đây, toàn bộ thực phẩm mua ở chợ đều đựng trong túi ni-lông, đến nay tất cả đều được đựng trong chiếc làn. Phong trào sử dụng làn đi chợ đã trở thành nét đẹp của chị em phụ nữ góp phần bảo vệ môi trường.

Bà Tiêu Thị Đào, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Cẩm Chế thông tin: “Năm 2015 chúng tôi tặng làn cho 50 hội viên, sang năm 2016 chúng tôi tiếp tục tặng thêm 50 chiếc nữa. Đa phần chị em đều rất khấn khởi, bởi việc sử dụng làn nhựa giúp giảm tải việc dùng túi ni-lông.”

Theo tính toán sơ bộ, mỗi ngày, một người đi chợ sẽ sử dụng trung bình 10 túi ni-lông. Những chiếc túi này là một lượng rác lớn khó phân hủy khi được thải ra môi trường. Mô hình sử dụng làn đi chợ đang được Hội Phụ nữ huyện Thanh Hà nhân rộng trên địa bàn toàn huyện.

ANH TÙNG

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.