Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xã Ngọc Động, huyện Quảng Uyên: Nỗ lực di dời chuồng trại gia súc ra xa nhà ở

PV - 15:34, 17/06/2019

Với sự nỗ lực của địa phương và các tổ chức trong việc vận động tuyên truyền, đến thời điểm hiện tại, xã Ngọc Động, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) đã có 73% số hộ đồng bào DTTS thay đổi nhận thức, tự giác di dời chuồng trại gia súc dưới gầm sàn nhà ra xa nơi ở.

Các hộ dân xã Ngọc Động đã di dời gia súc khỏi gầm sàn nhà ở, đảm bảo vệ sinh môi trường. Các hộ dân xã Ngọc Động đã di dời gia súc khỏi gầm sàn nhà ở, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Ngọc Động là xã chủ yếu có đồng bào Nùng sinh sống. Xã có khoảng 3.000 dân, 705 hộ, trong đó trên 90% số hộ nuôi nhốt trâu, bò. Trên 80% số trâu, bò trên địa bàn xã được nuôi nhằm tạo ra giá trị thương phẩm.

Mặc dù nuôi gia súc cho giá trị kinh tế cao nhưng bà con chưa làm chuồng trại tập trung ra xa nhà ở mà vẫn giữ thói quen nuôi nhốt dưới gầm sàn nhà hoặc ngay sát vách nhà ở. Hằng ngày, chất thải từ gầm sàn bốc mùi rất hôi thối rất khó chịu, gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của bà con.

Chính quyền và các tổ chức đoàn thể huyện Quảng Uyên xác định việc thực hiện di dời gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở tại xã vẫn còn nhiều khó khăn, do phong tục tập quán nuôi nhốt từ xưa để lại. Bên cạnh đó, nhận thức về môi trường sống của bà con còn thấp; điều kiện kinh tế một số hộ còn nghèo. Đối với họ, gia súc là tài sản quý nên chưa dám di dời chuồng trại ra xa nhà vì sợ bị mất. Do đó, huyện Quảng Uyên đã xây dựng Đề án di dời chuồng trại chăn nuôi gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở giai đoạn 2016-2020. Thực hiện Đề án, các tổ chức đoàn thể xã Ngọc Động đã thường xuyên tổ chức vận động, tuyên truyền tận nhà cho các hội viên, đoàn viên và người dân tham gia tích cực cùng chính quyền địa phương trong việc di dời gia súc, bảo vệ môi trường. Mỗi hộ khi di dời được hỗ trợ kinh phí 2,5 triệu đồng.

Ông Vi Văn Hạ, xã Ngọc Động cho biết: “Ngày trước, gia đình tôi nuôi gia súc ngay dưới nhà sàn. Thời gian qua, được cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, Bí thư Chi bộ xóm đến nhà tuyên truyền về những lợi ích của việc di dời gia súc ra khỏi gầm sàn, gia đình tôi đã chủ động thực hiện và còn trao đổi đất cho một số gia đình trong xóm để họ có quỹ đất xây dựng chuồng gia súc. Sau khi di dời, nhà cửa sạch sẽ khang trang hơn, đảm bảo sức khoẻ cho cả gia đình”.

Theo ông Hà Văn Việt, Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Động, đến nay, tại Ngọc Động đã có 73 % số hộ dân chủ động di dời chuồng trại gia súc khỏi gầm sàn. Một số xóm tích cực thực hiện như: Bản Áo, Bó Khiếng-Bó Chưởng, Búng Thầu... Việc làm này của đồng bào không chỉ góp phần giảm tình trạng ô nhiễm môi trường vùng nông thôn, phòng chống dịch bệnh mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho bà con nâng số lượng gia súc trong đàn, làm chuồng trại to, rộng hơn để chăn nuôi.

Công tác vận động, thuyết phục kết hợp với hỗ trợ kinh phí cho các hộ gia đình nghèo di dời gia súc ra khỏi gầm sàn đã thực sự đem lại hiệu quả bước đầu rất đáng khích lệ và đang được tiếp tục nhân rộng. Tuy nhiên, theo ông Việt, vấn đề cần giải quyết hiện nay là, xã cũng phải phải tạo được quỹ đất cho việc xây dựng chuồng trại cho người dân được hợp lý, đảm bảo.

HỒNG PHÚC

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.