Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

WHO khuyến cáo tăng cường chống dịch trước sự xuất hiện của biến thể phụ XBB

PV - 19:06, 07/01/2023

Sự xuất hiện của biến thể mới XBB cho thấy rằng thật không may, đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc", Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới Việt Nam nhấn mạnh.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường triển khai tiêm vaccine mũi nhắc lại. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường triển khai tiêm vaccine mũi nhắc lại. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Biến thể phụ XXB dễ lây lan hơn các biến thể phụ khác

Theo Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, bất cứ nơi nào có Covid-19 đang lưu hành, ở đó sẽ hiện diện nguy cơ gia tăng số ca mắc mới và sự xuất hiện của các biến thể mới nguy hiểm.

Kể từ tháng 6/2022, Omicron là biến thể đáng quan ngại duy nhất lưu hành trên toàn cầu, tuy nhiên, từ biến thể Omicron, thế giới đã thấy sự xuất hiện của một số biến thể phụ, bao gồm XBB - là biến thể tái tổ hợp - được kết hợp từ hai biến thể phụ khác của Omicron.

Theo WHO, biến thể XBB được ghi nhận trên thế giới từ tháng 10/2022 và đến nay đã lây lan ở hơn 70 quốc gia.

Gần đây, biến thể phụ XBB.1.5 đang gây đợt bùng phát dịch mới ở Mỹ, ghi nhận tỷ lệ mắc biến thể này tăng từ 4% lên 41%, trong đó gần nửa số ca mắc này là do biến thể phụ XBB.1.5 gây ra.

Tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 trước biến thể mới

Năm 2022, Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mà chúng ta gọi là giai đoạn “quản lý bền vững” dịch Covid-19, và đã thực hiện rất tốt việc cân bằng giữa phát triển kinh tế và xã hội với bảo vệ sức khỏe người dân và bảo vệ hệ thống y tế.

Xe loa cổ động tiêm vaccine phòng Covid-19 của Trung tâm Y tế quận Tân Bình chuẩn bị xuất phát tuyên truyền đến người dân hiệu quả tiêm phòng Covid-19.
Xe loa cổ động tiêm vaccine phòng Covid-19 của Trung tâm Y tế quận Tân Bình chuẩn bị xuất phát tuyên truyền đến người dân hiệu quả tiêm phòng Covid-19.

Hiện nay, Covid-19 vẫn đang lưu hành ở Việt Nam, nhưng không có dấu hiệu cho thấy các bệnh viện và dịch vụ y tế bị quá tải do các ca mắc Covid-19.

Biến thể XBB và các biến thể phụ của nó đã được phát hiện tại hơn 10 quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, và sẽ tiếp tục lây lan trong thời gian tới.

"Dựa trên những gì chúng ta biết hiện nay, biến thể XBB và các biến thể phụ của nó dễ lây lan hơn các biến thể phụ khác. Đây là một thông tin đáng lo ngại", Tiến sĩ Angela Pratt nói.

Theo chuyên gia này, mặc dù các nghiên cứu đang được tiến hành để hiểu rõ hơn về khả năng tránh miễn dịch của biến thể này - tức là khả năng vượt qua “lá chắn” bảo vệ do các loại vaccine phòng Covid-19 hiện có cung cấp.

Tuy nhiên, tin tốt là cho đến nay, không có bằng chứng về sự thay đổi mức độ nghiêm trọng của bệnh do biến thể XBB gây ra.

Các biện pháp chẩn đoán và bảo vệ hiện tại vẫn có hiệu lực - bao gồm cả các vaccine phòng Covid-19 được WHO phê chuẩn. Những loại vaccine phòng Covid-19 này đã chống chọi tốt với các biến thể mới và vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong do Covid-19.

"Trong thời điểm hiện tại, WHO khuyến nghị áp dụng các biện pháp phòng ngừa với biến thể XBB tương tự như chúng ta đã thực hiện đối với các biến thể phụ khác của Omicron và Covid-19 nói chung. Đó là: đeo khẩu trang ở những nơi có nguy cơ cao như nơi đông người và trong không gian kín, rửa tay thường xuyên, và cả người lớn lẫn trẻ em hãy đảm bảo rằng mình đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 đầy đủ, bao gồm tất cả các liều nhắc lại được cơ quan y tế khuyến nghị", Tiến sĩ Angela Pratt nhấn mạnh.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc và mọi người vẫn đang mắc bệnh, nhập viện và tử vong ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Trong khi virus đang tiếp tục lây lan, tất cả các quốc gia và tất cả chúng ta vẫn phải đối mặt với một số nguy cơ.

WHO dự báo chủng XBB và XBB.1.5 sẽ dần chiếm ưu thế so với các chủng phụ của Omicron khác trong thời gian tới.

Theo các chuyên gia y tế trên thế giới, biến thể XBB có khả năng tránh miễn dịch và lây lan nhanh hơn so với các biến thể khác của Omicron; tuy nhiên, vaccine phòng Covid-19 hiện tại vẫn có thể phòng khả năng diễn biến tình trạng bệnh nặng, tử vong.

Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường giám sát tại các cửa khẩu nhập cảnh, tại các cơ sở y tế và trong cộng đồng, đồng thời tăng cường giải trình tự gene nhằm xác định biến thể và những biến thể phụ nào đang lưu hành. Đây đều là những biện pháp rất thận trọng, giúp chúng ta phát hiện liệu có đợt bùng dịch khác sẽ xảy ra hay không và để có sự chuẩn bị sẵn sàng.

Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới, tình hình dịch Covid-19 sẽ diễn biến phức tạp; các biến chủng, biến thể phụ của virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi; miễn dịch do tiêm vaccine giảm dần theo thời gian; cùng với việc mở cửa, nới lỏng các chính sách phòng, chống dịch của một số nước trong khu vực sẽ dẫn đến nguy cơ số trường hợp mắc Covid-19 gia tăng.

Hiện nay đang là giai đoạn giao mùa đông-xuân, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các bệnh dịch đường hô hấp. Thời gian tới là dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 và mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, có thể gia tăng số mắc.

"Nhóm trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền, dễ mắc và diễn biến nặng các bệnh truyền nhiễm", Bộ Y tế khuyến cáo.

Để chủ động phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh mùa đông-xuân, trong dịp lễ, Tết, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân, như: đeo khẩu trang nơi công cộng, thường xuyên rửa tay sạch ...; chú trọng tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 đủ liều, đúng lịch theo khuyến cáo của ngành y tế, nhất là những người có nguy cơ cao mắc bệnh.

Ở nước ta, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể XBB tại tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam cơ bản đang được kiểm soát, tỷ lệ mắc và tử vong do Covid-19 giảm mạnh; bao phủ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ cao nhất trên thế giới.

Tính đến hết ngày 4/1/2023, Việt Nam đã triển khai tiêm chủng được hơn 265 triệu liều vaccine phòng Covid-19 an toàn cho người dân từ 5 tuổi trở lên.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.