Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

WHO họp khẩn về biến thể mới của virus SARS-CoV-2

PV - 15:58, 26/11/2021

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên lịch họp khẩn trong ngày hôm nay (26/11) để thảo luận về biến chủng mới B.1.1.529, sau khi ghi nhận các ca nhiễm đầu tiên ở Nam Phi và Botswana. Chủng virus SAR-CoV-2 mới được cho là có tốc độ lây lan nhanh hơn dự báo.

Trưởng nhóm kỹ thuật của WHO, bà Maria Van Kerkhove. (Ảnh: Reuters)
Trưởng nhóm kỹ thuật của WHO, bà Maria Van Kerkhove. (Ảnh: Reuters)

Giám đốc Trung tâm Đổi mới và Ứng phó dịch tễ ở Nam Phi Tulio de Oliveira đã tỏ rõ sự lo lắng và cho biết ngay từ đầu tuần này, ông đã thảo luận với các quan chức WHO về biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và quyết định triệu tập phiên họp khẩn trong ngày 26/11.

Theo tính toán của ông Oliveira, khoảng 90% ca mắc mới ở khu vực Gauteng, Nam Phi, bao gồm cả Johannesburg, là do biến thể mới gây ra. Bất kỳ biến thể mới nào của virus SAR-CoV-2 có thể né tránh vaccine hoặc lây lan nhanh hơn biến thể Delta đều có thể đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với thế giới trong cuộc chiến chống đại dịch.

Ông Oliveira cho biết một số biến thể mới trước đây của virus SAR-CoV-2 mang những đặc điểm khiến khả năng lây truyền cao và câu hỏi quan trọng đặt ra hiện nay là tác dụng chính xác của vaccine đối với các biến thể.

Trong khi đó, nhà khoa học trưởng của WHO Soumya Swaminathan cho biết, biến thể mới của virus có "một số đột biến đáng lo ngại trong protein tăng đột biến". Phân tích ban đầu cho thấy rằng biến thể này có một số lượng lớn các đột biến cần và sẽ được nghiên cứu thêm. Các nhà khoa học của WHO sẽ thảo luận để quyết định biến thể mới này nên được coi là “một mối lưu tâm” hay “đáng quan ngại”.

Trưởng nhóm kỹ thuật của WHO, bà Maria Van Kerkhove, cho biết hiện các nhà nghiên cứu đang tập trung tìm hiểu những đột biến ở protein gai của biến thể mới này và ảnh hưởng của những đột biến đó đối với việc chẩn đoán và các liệu pháp điều trị cũng như vaccine phòng ngừa. Theo bà Van Kerkhove, các nhà khoa học đã tiếp cận được dưới 100 trình tự gene đầy đủ của biến thể mới này.

“Chúng tôi chưa biết nhiều về biến thể mới của virus. Những thông tin mà chúng tôi biết là biến thể này có một số lượng lớn các đột biến. Và mối quan tâm là việc có quá nhiều đột biến có thể tác động đến cách thức hoạt động của virus” – bà Kerkhove nói.

Thông tin về theo dõi biến thể mới được WHO công bố trong bối cảnh số các ca nhiễm COVID-19 trên thế giới đang có dấu hiệu gia tăng khi bước vào mùa lễ hội. Trong thời gian gần đây, WHO đã nhận được báo cáo về các điểm nóng dịch bệnh ở khắp các khu vực trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu.

Trước sự lo ngại về khả năng lây lan của biến thể virus mới, bắt đầu từ trưa 26/11, Anh tuyên bố sẽ cấm các chuyến bay từ 5 nước châu Phi, bao gồm cả Nam Phi. Ngày 25/11, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid đã thông báo về việc giới hạn các hoạt động du lịch và cho biết, Cơ quan An ninh Y tế Anh đang nghiên cứu về một biến thể mới. Thông báo nêu rõ, dù vẫn cần thu thập thêm dữ liệu, song các nhà chức trách Anh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.