Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Vươn lên làm giàu từ cây mía

PV - 15:59, 03/04/2018

Những năm gần đây, cuộc sống của người dân xã Hạnh Phúc, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) ổn định, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu với thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm từ cây mía.

Nông dân xã Hạnh Phúc thu hoạch mía. Nông dân xã Hạnh Phúc thu hoạch mía.

 

Ông Đàm Văn Bào, Chủ tịch UBND xã Hạnh Phúc cho biết: Trước đây, người dân trên địa bàn xã chủ yếu trồng cây ngô, lúa nhưng kém hiệu quả. Năm 1997, khi Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng được xây dựng và đi vào hoạt động, xã đã xác định cây mía nguyên liệu chính là cây trồng chủ lực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nên diện tích trồng mía toàn xã từ 40ha năm 1997, đến nay đã tăng lên trên 300ha; hiện 12/12 xóm của xã đều trồng, tập trung nhiều nhất tại các xóm: Lũng Tao, Lũng Nhùng, Lũng Luông. Riêng vụ ép năm 2017-2018, toàn xã thu hoạch trên 18.000 tấn mía, tổng giá trị gần 17 tỷ đồng.

Cây mía sau khi thu hoạch được Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng bao tiêu toàn bộ. Ngoài ra, xã thường xuyên phối hợp với Công ty chuyển giao kỹ thuật trồng mới, kỹ thuật thâm canh mía cho bà con. Đồng thời, Công ty cung ứng trước giống, phân bón chậm trả... giúp người dân chủ động và mở rộng diện tích mía nguyên liệu.

Anh Phan Văn Dương, Trưởng xóm Lũng Nhùng, một trong những xóm phát triển mạnh cây mía nguyên liệu cho biết: Xóm có 34 hộ, hiện nay, 100% hộ dân đều trồng mía, bình quân mỗi hộ thu nhập từ bán mía nguyên liệu được 40-80 triệu đồng/năm, nhiều hộ thu trên 100 triệu đồng/năm. Bà con trong xóm đã mua được xe máy, ti vi, tủ lạnh, 100% hộ có máy cày, bừa phục vụ sản xuất, sinh hoạt, đời sống được cải thiện đáng kể.

Hiện nay, từ trồng mía nhiều hộ dân ở xã Hạnh Phúc thu nhập cao, nhiều hộ thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, tiêu biểu như: Phan Văn Phúc, Phan Văn Báo, xóm Lũng Nhùng; Lục Văn Tình, xóm Lũng Tao thu nhập gần 200 triệu đồng. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân xã Hạnh Phúc ngày càng được cải thiện. Giá trị sản xuất nông nghiệp toàn xã đạt 30 triệu đồng/ha.

TIẾN DŨNG

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận