Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Sự kiện - Bình luận

Vững vàng trên trận tuyến chống dịch

Thanh Hải - 12:03, 10/08/2021

Đã hai lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra lời kêu gọi người dân cả nước chung tay chống đại dịch. Lời kêu gọi ấy như lời hiệu triệu non sông; vừa thiết tha nhưng cũng đong đầy kì vọng, tin tưởng. Lời kêu gọi ấy cũng là lời động viên, giao trọng trách lớn để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tiếp tục vững vàng, kiên định trên trận tuyến chống lại dịch bệnh.

Những chiến sỹ áo trắng trên tuyến đầu chống dịch. Ảnh: Tư liệu
Những chiến sỹ áo trắng trên tuyến đầu chống dịch. Ảnh: Tư liệu

Khi viết lời kêu gọi cả nước chung tay chống dịch lần thứ 2, Tổng Bí thư đã nhấn mạnh rằng: “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”. 

Hơn ai hết, người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam hiểu rõ, thời gian qua, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, các lực lượng làm nhiệm vụ trong nước và bà con kiều bào đã cố gắng, nỗ lực, chung tay đẩy lùi đại dịch như thế nào.

 Nhìn từ thực tiễn chống dịch của Việt Nam, thì lời kêu gọi ấy là rất kịp thời. Đó còn là tấm lòng, tình cảm của người đứng đầu Đảng, sẻ chia, cảm ơn, động viên các lực lượng ở tuyến đầu chống dịch. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư đã nêu cao hơn nữa trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, cũng như nêu cao ý thức của người dân cùng cố gắng, đoàn kết, đồng lòng với Đảng, Chính phủ để đẩy lùi dịch bệnh.

Quan trọng hơn, lời kêu gọi chống dịch của Tổng Bí thư đã thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước về việc đẩy lùi bằng được dịch bệnh; thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện hết sức để chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe, cuộc sống của Nhân dân là trên hết, trước hết. Cũng từ lời kêu gọi chống dịch của Tổng Bí thư, toàn dân và toàn quân ta vững vàng hơn, tin tưởng hơn về quyết sách, chủ trương chống dịch của Chính phủ; kì vọng hơn về một chính phủ trách nhiệm, biết lo lắng cho an nguy của đồng bào, đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết.

Nhìn rộng ra, lời kêu gọi của người đứng đầu Đảng, đã như một lời hiệu triệu non sông, để cả dân tộc cùng đồng lòng vượt qua khó khăn, chiến thắng đại dịch.  Lời kêu gọi của Tổng Bí thư đã thôi thúc, giục giã mỗi người, mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi lực lượng đã từng cố gắng, đoàn kết, quyết tâm thì nay cần tiếp tục phát huy điều ấy vì nhiệm vụ cấp bách trước mắt: chống dịch như chống giặc.

Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh được tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Ảnh: Tư liệu
Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh được tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Ảnh: Tư liệu

Làm nhiệm vụ chống dịch ở cấp cơ sở, ông Vi Hòe, Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn (Nghệ An) cho rằng: Lời kêu gọi của Tổng Bí thư về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, như một lời tuyên bố, khẳng định quan điểm của Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chăm sóc tính mạng, sức khỏe của Nhân dân, đồng thời như một lời động viên của vị "Tổng Tư lệnh" với lực lượng đang thực hiện nhiệm vụ, tiếp thêm sức mạnh, niềm tin chiến thắng dịch bệnh.

Với anh Nguyễn Hồng Thiệu, người dân TP. Đồng Hới (Quảng Bình), thì lời kêu gọi của Tổng Bí thư không chỉ hiệu triệu toàn dân chung tay chống dịch, mà còn khích lệ, động viên rất lớn đối với cán bộ và Nhân dân. Anh Thiệu bộc bạch: "Tôi rất xúc động khi nghe lời kêu gọi của Tổng Bí thư. Mỗi người dân Việt Nam cần đoàn kết, đồng lòng hơn, chấp hành tốt các quy định phòng chống dịch để sớm đẩy lùi dịch bệnh".

Cùng với lời kêu gọi chống dịch của Tổng Bí thư, suốt trong thời gian qua, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 , Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt về tăng cường công tác phòng chống dịch, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch... đã được ban hành kịp thời.

Cuộc chiến với dịch bệnh dẫu vất vả, khó khăn và đầy thách thức, nhưng các cấp, các ngành, các địa phương và Nhân dân cả nước đã vào cuộc quyết liệt; chủ động, kịp thời thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, nên bước đầu đã thu được một số kết quả tích cực. Với tinh thần, ý chí “chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa…”, thì chắc chắn dịch bệnh sẽ sớm đẩy lùi.

“Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19 và phải chiến thắng cho bằng được. Kết quả đó, sẽ góp phần xứng đáng vào sự nỗ lực chung của toàn nhân loại vì một thế giới an toàn, lành mạnh, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng, xứng đáng với truyền thống anh hùng vẻ vang của Đất nước ta, Dân tộc ta”. Lời tin tưởng ấy của Tổng Bí thư cuối bức thư kêu gọi cả nước chống dịch cũng là quyết tâm,  kỳ vọng, mong muốn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Tin cùng chuyên mục
Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.