Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vững niềm tin nơi biên giới

Tiêu Dao – Vĩnh Kết - 17:09, 08/09/2023

Đóng quân trên địa bàn biên giới, nhiều năm nay cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhâm (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế) đã trở thành điểm tựa tin cậy của người dân. Bằng tất cả tinh thần, trách nhiệm và tấm lòng, các cán bộ, chiến sĩ của Đồn đã lặng thầm giúp cho miền phên giậu khởi sắc.

Đồn Biên phòng Nhâm (đóng quân ở xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới), quản lý 4 xã thuộc huyện A Lưới gồm các xã Quảng Nhâm, Hồng Bắc, Hồng Thái và Hồng Thượng. Đây là nơi sinh sống của đồng bào Tà Ôi, Cơ Tu, Vân Kiều, Pa Kô… Trước cái đói luôn thường trực, cán bộ, chiến sĩ Biên phòng nơi đây đã giúp đỡ, hướng dẫn đồng bào phát triển chăn nuôi, trồng lúa nước, nhất là trồng rừng kết hợp với chăn nuôi.

Những năm qua, đơn vị thường xuyên cử cán bộ xuống tận thôn, bản giáp biên vận động, giúp đỡ Nhân dân tổ chức thành lập các mô hình “Tổ an ninh tự quản”, “Nhóm hộ giúp nhau phát triển kinh tế”… Đặc biệt, BĐBP đã tổ chức và thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ, giúp đỡ người dân địa phương, nhất là vùng biên giới như chương trình “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Xuân ấm biên giới”, “Trung thu biên cương”... Đồng thời, hỗ trợ hàng ngàn ngày công lao động, hỗ trợ xây dựng nhiều công trình phúc lợi xã hội, tặng hàng trăm suất quà có giá trị cho học sinh và người dân tại địa phương.

Ở thôn Âr Kêu Nhâm, xã Quảng Nhâm, gia đình chị Hồ Thị Mậu thuộc diện đặc biệt khó khăn, được BĐBP hỗ trợ lợn giống, hướng dẫn gia đình cách chăn nuôi, đàn lợn phát triển khỏe mạnh. Gia đình chị đã mạnh dạn đầu tư mở rộng thêm khu chăn nuôi để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhâm băng rừng lội suối làm nhiệm vụ tuần tra
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhâm băng rừng lội suối làm nhiệm vụ tuần tra

Tương tự ở thôn Kleng A Bung (xã Quảng Nhâm) có 155 hộ dân là đồng bào Tà Ôi. Với sự hỗ trợ của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhâm, đồng bào đã đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng, nhân rộng mô hình chăn nuôi, từng bước hình thành nhiều mô hình sản xuất. Đến nay, thôn chỉ còn 33 hộ nghèo, đời sống được cải thiện rõ rệt.

Không chỉ thế, việc hỗ trợ xây dựng nhà kiên cố cho các hộ nghèo cũng được triển khai. Mới đây, Đồn Biên phòng Nhâm và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Quảng Nhâm đã hỗ trợ xây dựng nhà tình thương cho gia đình bà Blúp Thị Loong, thôn A Hươr Pa E và ông Hồ Văn Lời, thôn Âr Kêu Nhâm, xã Quảng Nhâm.

Trạm quân y Đồn Biên phòng Nhâm là nơi khám chữa bệnh ban đầu cho nhiều người dân
Trạm quân y Đồn Biên phòng Nhâm là nơi khám chữa bệnh ban đầu cho nhiều người dân

A Lưới là huyện biên giới có 80km đường biên tiếp giáp nước bạn Lào. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, những người lính Biên phòng đã vượt qua rất nhiều khó khăn, trong đó có trở ngại về ngôn ngữ để đến gần dân, giúp dân hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố vững chắc thế trận lòng dân.

Trung úy Đỗ Xuân Công, Đội trưởng Đội Trinh sát, Đồn Biên phòng Nhâm chia sẻ, việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ của đồng bào đã nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động. 

Đồn Biên phòng Nhâm và Uỷ Ban MTTQ Việt Nam xã Quảng Nhâm cũng hỗ trợ xây dựng nhà cho bà Blúp Thị Loong
Đồn Biên phòng Nhâm và Uỷ Ban MTTQ Việt Nam xã Quảng Nhâm hỗ trợ xây dựng nhà cho bà Blúp Thị Loong

Bên cạnh đó, công tác xây dựng mối đoàn kết với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới sẽ thuận lợi hơn khi quân với dân cùng chung tiếng nói. Khi dân hiểu, dân tin thì việc tuyên truyền, phổ biến cũng như hướng dẫn đồng bào biết cách làm ăn, phát triển kinh tế sẽ thuận lợi, dễ dàng hơn.

Thời gian qua, Đồn Biên phòng Nhâm đã vận động 1.456 hộ gia đình tham gia 46 tổ tự quản đường biên, mốc giới. Phối hợp các xã trên địa bàn tổ chức 240 đợt tuần tra với 2.000 lượt người tham gia.”

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.