Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Vun đắp quan hệ hợp tác Đắk Lắk và các tỉnh Nam Lào

Hoàng Thùy - 13:48, 19/12/2022

Đắk Lắk là địa phương không có đường biên giới tiếp giáp với Lào, nhưng quan hệ hữu nghị giữa Đắk Lắk và các tỉnh Nam Lào ngày càng sâu sắc tạo điều kiện thuận lợi phát huy tiềm năng, lợi thế, tăng cường tình đoàn kết, vun đắp quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Lào.

Vun đắp quan hệ hợp tác Đắk Lắk và các tỉnh Nam Lào (chuyên đề thông tin đối ngoại sở TTTT Đắk Lắk)
Đắk Lắk quan tâm duy trì tổ chức Tết truyền thống Bunpimay cho cộng đồng người Việt gốc Lào tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn

Nhiều hoạt động hợp tác

Từ chủ trương, chính sách hợp tác của Chính phủ hai nước, những năm qua, Đắk Lắk đã ký Bản ghi nhớ hợp tác phát triển với tỉnh Chămpasăk giai đoạn 2022 - 2026; thỏa thuận hợp tác giữa Hội hữu nghị Việt Nam - Lào và Hội hữu nghị Lào - Việt Nam tỉnh Sê Kông giai đoạn 2018 - 2023… Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh Nam Lào trên nhiều lĩnh vực.

Cụ thể, đến nay Đắk Lắk đã tiếp nhận 59 học sinh Lào đang theo học tại các trường trên địa bàn tỉnh. Năm 2021, tỉnh hội Sê Kông cấp học bổng, Đắk Lắk cử 2 sinh viên dang học tiếng Lào tại Chămpasăk. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Attapư và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk đã ký bản ghi nhớ, tập trung vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thú y… Năm 2021, Đắk Lắk tiếp nhận 10 cán bộ tỉnh Attapư đến học tập kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. 

lĩnh vực văn hóa, du lịch, hai bên đã phối hợp tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật giao lưu văn hóa văn nghệ, giao lưu nghệ thuật, quan tâm, duy trì tổ chức Tết truyền thống Bunpimay cho cộng đồng người Việt gốc Lào tại xã Kroong Na, huyện Buôn Đôn. Bên cạnh đó, Đắk Lắk còn kết nói du lịch với các tỉnh Nam Lào, tham gia đóng góp ý kiến vào kế hoạch phát triển du lịch Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam. Vừa qua UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đã ban hành Kế hoạch Phát triển du lịch khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2022 - 2025.

Ngoài ra, các tổ chức chính trị, đoàn thể của tỉnh Đắk Lắk đã chủ động tham gia các hoạt động hợp tác hai bên. Điển hình như hợp tác giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Đắk Lắk và 4 tỉnh Nam Lào gồm Attapư, Chămpasăk, Salavan, Sê Kông. Theo đó, hai bên đã ký kết “Thỏa thuận hợp tác vì hòa bình và phát triển” và tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị. 

Theo báo cáo, trong 5 năm qua các cấp Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với Hội phụ nữ các tỉnh Nam Lào, tổ chức Cuộc thi viết “Thắm tình Việt - Lào” trong hội viên phụ nữ 5 tỉnh. Hội LHPN Đắk Lắk cũng vận động hội viên phụ nữ đóng góp xây dựng 1 phòng dạy nghề cho Hội Phụ nữ tỉnh Chămpasăk; hỗ trợ các gia đình hội viên phụ nữ tỉnh Attapư bị ảnh hưởng nặng bởi sự cố vỡ đập thủy điện…

Hay như công tác Đoàn và phong trào Thanh Thiếu nhi, từ năm 2015 đến nay, tuổi trẻ tỉnh Đắk Lắk và Chămpasắk đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, trao đổi, hỗ trợ nhau. Năm 2018, Tỉnh đoàn, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đắk Lắk đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Tỉnh đoàn, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Chămpasắk giai đoạn 2018 - 2022. 

Tỉnh đoàn Đắk Lắk hỗ trợ tỉnh bạn tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân bản Sa Nột; tổ chức Tết truyền thống Bunpimay cho sinh viên Lào đang học tập tại trường Đại học Tây Nguyên, tặng quà trong thời gian sinh viên bị dịch Covid-19; tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.

Vun đắp quan hệ hợp tác Đắk Lắk và các tỉnh Nam Lào (chuyên đề thông tin đối ngoại sở TTTT Đắk Lắk) 1
Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk và Hội phụ nữ 4 tỉnh Nam Làm ký kết “Thỏa thuận hợp tác vì hòa bình và phát triển”

Tiếp tục vun đắp tình hữu nghị

Những thành tựu đạt được trong thời gian qua, đã tạo nền tảng vững chắc để Đắk Lắk và các tỉnh Nam Lào tiếp tục hợp tác ở nhiều lĩnh vực, thắt chặt tình hữu nghị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, triển khai tốt các hoạt động an sinh xã hội Đắk Lắk và các tỉnh Nam Lào.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện thực hiện “Thỏa thuận hợp tác vì hòa bình và phát triển” giữa Hội LHPN Đắk Lắk và Hội phụ nữ 4 tỉnh Nam Lào, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Y Biêr Niê nhấn mạnh: Việc triển khai các chương trình, hoạt động phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa Hội LHPN Đắk Lắk và Hội phụ nữ 4 tỉnh Nam Lào đã nâng cao mối quan hệ hợp tác hữu nghị, góp phần quan trọng củng cố và tăng cường mối quan gắn bó keo sơn giữa hai quốc gia. Trong thời gian tới, Hội LHPN 5 tỉnh của hai nước sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết hữu nghị, hỗ trợ nhau nhiều hơn nữa để đưa phòng trào phụ nữ ngày càng phát triển toàn diện.

Không chỉ phong trào phụ nữ, trong thời gian tới, Đắk Lắk tập trung triển khai tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quan hệ hữu nghị, hợp tác khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao nhận dịp các ngày lễ, Tết; triển khai Kế hoạch phát triển du lịch Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025; cụ thể hóa các nội dung thỏa thuận hợp tác giữa Hội LHPN Đắk Lắk và Hội Phụ nữ các tỉnh Nam Lào; tiếp tục cấp học bổng, quan tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên Lào đang học tập tại Đắk Lắk; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch…

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.