Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Vụ Công tác Dân tộc địa phương tiếp đón Đoàn đại biểu Người có uy tín huyện Lắk

Lê Hường - 06:09, 23/12/2023

Ngày 22/12, Vụ Công tác dân tộc địa phương (bộ phận phụ trách địa bàn Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung) đã gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương Phạm Thị Phước An chủ trì buổi gặp mặt.

Vụ Công tác dân tộc địa phương (bộ phận phụ trách địa bàn Tây Nguyên, duyên hải Miền Trung) gặp mặt các đại biểu Người có uy tín
Vụ Công tác dân tộc địa phương (bộ phận phụ trách địa bàn Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung) gặp mặt các đại biểu Người có uy tín

Báo cáo với lãnh đạo Vụ Công tác Dân tộc địa phương, ông Phạm Văn Bằng - Trưởng phòng Dân tộc huyện Lắk, thừa ủy quyền của Lãnh đạo UBND huyện Lăk cho biết: Huyện có 10 xã và 1 thị trấn, với 109 thôn, buôn, tổ dân phố. Toàn huyện hiện có 9 xã, thị trấn và 4 buôn vùng đặc biệt khó khăn. Theo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2023, huyện còn 20, 95% hộ nghèo, 16,81 hộ cận nghèo so với tổng dân số. Trong đó, hộ đồng bào DTTS nghèo chiếm tới 80% so với tổng số hộ nghèo của toàn huyện. Trên địa bàn huyện có 22 thành phần dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm 63% dân số toàn huyện.

Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương Phạm Thị Phước An phát biểu tại buổi gặp mặt
Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương Phạm Thị Phước An phát biểu tại buổi gặp mặt

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương huyện Lk luôn quan tâm công tác dân tộc, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc nên tình hình kinh tế - xã hội, an chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Lắk cơ bản được giữ vững, ổn định không xảy ra những vụ việc phức tạp, đời sống của đồng bào dần được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn so với mặt bằng chung của tỉnh Đăk Lăk. Tỷ lệ hộ ngèo DTTS còn cao, điều kiện tự nhiên, đất đai không được màu mỡ, người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nước nên kinh tế phát triển chậm, do vậy huyện Lăk vẫn nằm trong danh sách 18 huyện nghèo theo Quyết định 353/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trưởng phòng Dân tộc huyện Lắk Phạm Văn Bằng báo cáo tại buổi gặp mặt
Trưởng phòng Dân tộc huyện Lắk Phạm Văn Bằng báo cáo tại buổi gặp mặt

Hiện nay, huyện Lắk có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Xác định đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS có vai trò quan trọng cùng hệ thống chính trị từ tỉnh đến xã tuyên truyền, vận động Nhân dân, có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn văn hóa các dân tộc. Những năm qua cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện để Người có uy tín phát huy vai trò của mình, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. 

Đặc biệt, Người có uy tín đã vận động bà con biết cách tích lũy nông sản, động viên người dân giữ gìn văn hóa truyền thống và nỗ lực tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).

Người có uy tín bày tỏ tâm tư, nguyện vọng với lãnh đạo Vụ Công tác dân tộc địa phương
Người có uy tín bày tỏ tâm tư, nguyện vọng với lãnh đạo Vụ Công tác dân tộc địa phương

Tại buổi gặp mặt, một số đại biểu Người có uy tín đã bày tỏ tâm tư về công tác xóa nghèo cho đồng bào DTTS, về công tác bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc, đẩy lùi hủ tục, việc hỗ trợ cây, con giống cho đồng bào DTTS. Đồng thời mong muốn được hỗ trợ thiết chế văn hóa như nhạc cụ, trang phục truyền thống… để phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Tiếp thu ý kiến của Người có uy tín, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương Phạm Thị Phước An chia sẻ với những khó khăn của Người có uy tín trong thực hiện nhiệm vụ, đồng thời thông tin thêm với đoàn đại biểu về một số hoạt động của Ủy ban Dân tộc, của Vụ Công tác dân tộc địa phương; về kết quả triển khai các chương trình, chính sách dân tộc, về Quyết định 28/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS (có hiệu lực từ ngày 15/1/2024) đặc biệt là kết quả triển khai Chương trình MTQG 1719 tại các địa phương.

Lãnh đạo Vụ Công tác dân tộc địa phương trao 24 suất quà cho Người có uy tín
Lãnh đạo Vụ Công tác dân tộc địa phương trao 24 suất quà cho Người có uy tín

Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương Phạm Thị Phước An mong muốn đội ngũ Người có uy tín huyện Lắk tiếp tục thực hiện tốt vai trò là cấu nối giữa chính quyền cấp cơ sở với người dân, tuyên truyền, vận động bà con đồng bào dân tộc thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; biết ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi; cùng nhau giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, xóa bỏ các hủ tục như: Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, mê tín dị đoan... ; vận động đồng bào cực tham gia thực hiện tốt phong trào “Giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; thực hiện hiệu quả cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh...; tích cực tham gia cùng với địa phương thực hiện, kiểm tra, giám sát các chương trình, chính sách dân tộc đặc biệt Chương trình MTQG 1719 hiệu quả.

Đoàn Đại biểu Người có uy tín chụp hình lưu niệm trước trụ sở Vụ Công tác dân tộc địa phương (bộ phận phụ trách địa bàn Tây Nguyên, duyên hải Miền Trung)
Đoàn Đại biểu Người có uy tín chụp hình lưu niệm trước trụ sở Vụ Công tác dân tộc địa phương (bộ phận phụ trách địa bàn Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung)

Nhân dịp này, thừa ủy quyền của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, lãnh đạo Vụ Công tác dân tộc địa phương (bộ phận phụ trách địa bàn Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung) trao 24 suất quà cho các đại biểu là Người có uy tín tiêu biểu của huyện Lắk.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận