Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vụ Công tác dân tộc địa phương gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín huyện Đắk Pơ

Lê Hường - 00:00, 12/05/2023

Chiều 11/5, Vụ Công tác dân tộc địa phương (bộ phận phụ trách địa bàn Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên) gặp mặt đoàn đại biểu gồm 20 Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS huyện Đắk Pơ, tỉnh Gia Lai. Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương Điểu Mưu chủ trì buổi gặp mặt. Tham dự còn có các công chức, người lao động của Bộ phận.

Quang cảnh buổi gặp mặt
Quang cảnh buổi gặp mặt

Theo báo cáo, huyện Đắk Pơ có 8 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 7 xã, 1 thị trấn với 49 tổ dân phố, làng, trong đó có 20 làng đồng bào DTTS và 17 thành phần dân tộc (dân tộc Ba Na là chủ yếu) sinh sống đoàn kết. Toàn huyện hiện có 4 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi. Huyện có 11.275 hộ với hơn 41.390 khẩu, trong đó hộ đồng bào DTTS có 2.547 hộ, 10.672 khẩu, chiếm 25,8% dân số toàn huyện.

Báo cáo tại buổi gặp mặt, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Đắk Pơ Nguyễn Thế Công chia sẻ: Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chính sách của Nhà nước về chính sách dân tộc, tình hình kinh tế - xã hội, an chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào DTTS cơ bản được giữ vững, đời sống của bà con ngày càng ổn định.

Tuy nhiên, huyện Đắk Pơ là vùng đất gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, người dân chủ yếu trồng cây mía và nuôi bò, nên đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Với chức năng tham mưu của UBND huyện trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, Phòng Dân tộc huyện luôn quan tâm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con để kiến nghị, đề xuất lên cấp trên.

Trưởng phòng Dân tộc huyện Đắk Pơ Nguyễn Thế Công chia sẻ tại buổi gặp mặt
Trưởng phòng Dân tộc huyện Đắk Pơ Nguyễn Thế Công chia sẻ tại buổi gặp mặt

Năm 2023, huyện có 20 Người có uy tín được UBND tỉnh công nhận. Đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện đa số đều có trình độ văn hóa, có nhận thức tốt về chính trị, am hiểu về phong tục tập quán và đời sống của người địa phương, có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống được cộng đồng tín nhiệm. Người có uy tín trên địa bàn huyện làm tốt vai trò của mình, thực sự là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân.

Trưởng phòng Dân tộc huyện Đắk Pơ chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chính sách dân tộc, đặc biệt là một số khó khăn trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tại buổi gặp mặt, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương Điểu Mưu thông tin với Người có uy tín huyện Đắk Pơ về cơ cấu, tổ chức của Ủy ban Dân tộc và Vụ Công tác dân tộc địa phương; về kết quả triển khai các chương trình, chính sách dân tộc đang triển khai thực hiện, như: Chính sách Người có uy tín; Đề án giảm tiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết; bình đẳng giới… đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ 2021 - 2025.

Đoàn đại biểu người có uy tín chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Vụ Công tác dân tộc địa phương (bộ phận phụ trách địa bàn Tây Nguyên, duyên hải Miền Trung)
Đoàn đại biểu Người có uy tín chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Vụ Công tác dân tộc địa phương (bộ phận phụ trách địa bàn Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên)

Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương Điểu Mưu cũng bày tỏ mong muốn đội ngũ Người có uy tín của huyện Đắk Pơ tiếp tục phát huy vai trò là cấu nối giữa chính quyền cấp cơ sở với người dân, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt các hương ước, quy ước của địa phương; xây dựng mối đoàn kết trong thôn làng; giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đẩy lùi hủ tục; tích cực tham gia tổ chức thực hiện và giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi hiệu quả.

Nhân dịp này, thừa ủy quyền của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, lãnh đạo Vụ Công tác dân tộc địa phương (bộ phận phụ trách địa bàn Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên) trao 20 suất quà cho các đại biểu là Người có uy tín của huyện Đắk Pơ.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.