Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Võ lâm Tân Khánh Bà Trà được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nguyệt Anh - 17:40, 19/02/2021

Võ lâm Tân Khánh Bà Trà vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là môn võ cổ truyền thứ 2 được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau võ cổ truyền Bình Định vào năm 2012.

Võ sư Hồ Tường (bìa trái) hướng dẫn võ cho học viên
Võ sư Hồ Tường (bìa trái) hướng dẫn võ cho học viên

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện vừa ký quyết định công bố tri thức dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian Võ lâm Tân Khánh Bà Trà thuộc phường Tân Phước Khánh (thị xã Tân Uyên); phường Bình Chuẩn, Bình Nhâm, Bình Hòa, Hưng Định (thành phố Thuận An); phường Phú Hòa, Hiệp Thành (TP. Thủ Dầu Một) thuộc tỉnh Bình Dương vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Môn phái Võ lâm Tân Khánh ra đời từ thế kỷ 17, được các bậc tiền nhân dùng chống thú dữ, giặc giã cũng như khẩn hoang vùng đất Nam Bộ.

Đến giữa thế kỷ 19, bà Trà, hậu duệ một vị tướng Tây Sơn, cùng gia đình đến vùng đất Bình Chuẩn và Tân Phước Khánh (Bình Dương) sinh sống và truyền dạy những đòn thế, bài quyền cho người dân địa phương, đồng thời kết hợp thế võ xưa hình thành nên môn phái Võ lâm Tân Khánh Bà Trà.

Các võ sinh đang tập luyện
Các võ sinh đang tập luyện

Võ sư Hồ Tường là một người con của phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, đã gìn giữ và phát huy Võ lâm Tân Khánh Bà Trà thông qua việc giảng dạy võ.

Đến nay, võ sư Hồ Tường có 40 năm gắn bó với võ thuật, trong đó có 25 năm không ngừng truyền bá niềm đam mê võ thuật cổ truyền Việt Nam đến với đông đảo học sinh, sinh viên.

Ông đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là võ sư dạy võ miễn phí cho sinh viên lâu năm nhất của Việt Nam vào ngày 4/1/2009.

Nhiều học viên đã trưởng thành từ các lớp võ này, trở thành võ sư, trở lại Nhà văn hóa Thanh niên cùng võ sư Hồ Tường hướng dẫn cho các bạn mới, yêu thích võ cổ truyền Việt Nam cũng như dạy võ ở nhiều tỉnh, thành khác như: Bình Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đồng Tháp, Kiên Giang…

Võ sư Hồ Tường cho biết, ông cảm thấy rất vui mừng khi Võ lâm Tân Khánh Bà Trà được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Võ sư Hồ Tường mong muốn Nhà nước tiếp tục hỗ trợ để phát triển môn võ này trong toàn tỉnh Bình Dương. Đồng thời phát triển mạnh mẽ, góp phần tạo vị trí xứng đáng với công sức của các bậc tiền nhân đã khai sáng môn phái Tân Khánh Bà Trà".

Võ lâm Tân Khánh Bà Trà được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 2

Dự kiến Lễ trao quyết định công nhận Võ lâm Tân Khánh Bà Trà là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ diễn ra giữa tháng 3/2021.

Ngoài truyền võ trực tiếp cho học viên, võ sư Hồ Tường còn quay hơn 200 Video clip hướng dẫn các thế võ đăng trên YouTube để quảng bá, hướng dẫn Võ lâm Tân Khánh Bà Trà cho những người không có điều kiện học võ trực tiếp có thể tiếp cận.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.