Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vĩnh Phúc: Thiếu cầu, dân mạo hiểm vượt lũ mưu sinh

Văn Hoa - 09:23, 22/09/2020

Theo phản ánh của người dân xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), vào ngày mưa to, lũ đổ về thì việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn do phải đi qua đập tràn được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước. Nhiều người vì công việc gấp rút nên bất chấp nguy hiểm vượt dòng nước lũ sang bờ bên kia.

Đập tràn được xây dựng từ những năm 80.
Đập tràn được xây dựng từ những năm 80.

Chúng tôi đến xã Trung Mỹ vào một ngày trung tuần tháng 9. Ngày chúng tôi có mặt, cũng là ngày người dân lại nhận được thông báo hồ xả lũ, khuyến cáo người dân không được qua lại. Anh Nam, một người dân làm nghề buôn bán hoa quả phải đi lại qua đập tràn nhìn dòng nước lũ thở dài, “hôm nay có phiên chợ xã, tôi mang hoa quả đi từ Yên Lạc về đây bán, ai ngờ hôm nay gặp ngày xả lũ lại phải quay về”.

Cùng chung nỗi lo lắng, bà Lưu Thị Thuận thôn Trung Mầu nói: Đợt này mưa to kéo dài, hồ Thanh Lanh xả lũ thế này chắc phải mất 2 ngày. Vậy là cả 2 ngày lũ trẻ không được đi học, còn người lớn muốn sang bờ bên kia phải đi hơn 15 km ra khu công nghiệp Bá Thiện rồi vòng ngược lại.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, dòng suối chảy qua địa bàn xã Trung Mỹ có lưu lượng nước rất lớn, bắt nguồn từ núi Mỏ Quạ phía nam dãy núi Tam Đảo đổ dồn về hồ Thanh Lanh. Khi mưa to và nước lũ về, để đảm bảo an toàn, bắt buộc hồ Thanh Lanh phải xả tràn, cộng thêm nguồn nước từ các đồi chảy xuống tạo thành dòng lũ lớn. Chỉ cần hồ xả tràn 50 m3/giây thì cả xã Trung Mỹ sẽ bị chia cắt.

Trong khi đó, đập tràn được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước đến nay chưa được đầu tư xây mới. Vậy nên cứ vào ngày xả lũ, xã lại bị chia cắt làm đôi, có khi 2-3 ngày. Để khắc phục tình trạng này, một hộ dân sống gần đập tràn đã làm cây cầu tạm để đi lại mỗi khi xả lũ. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời bởi cây cầu cũng chỉ đảm bảo cho người đi bộ và người đi xe máy với số lượng ít.

Theo ông Trương Minh Sáu, trưởng thôn Trung Mầu, trước những khó khăn và nguy hiểm rình rập, người dân đã gửi kiến nghị tới các cấp chính quyền mong muốn có cây cầu để đi lại thuận lợi, đảm bảo an toàn, đặc biệt là học sinh không phải nghỉ học vào những ngày xả lũ. Tuy nhiên, suốt thời gian dài, người dân vẫn chỉ chờ đợi trong vô vọng.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề trên, ông Trương Văn Vinh, Phó Bí thư Đảng ủy xã Trung Mỹ cho biết: Xã cũng đã nhiều lần gửi kiến nghị lên huyện về vấn đề này, tuy nhiên chưa thấy huyện phản hồi. Vậy nên, mỗi khi có lũ, lãnh đạo xã luôn phải thông báo và cử người túc trực tại các đầu đập tràn để hướng dẫn giao thông cũng như cảnh báo nguy hiểm cho người dân được biết.

Mùa mưa lũ đang đến gần, việc qua lại đập tràn càng trở nên nguy hiểm, mất an toàn. Vì vậy, chính quyền huyện Bình Xuyên cần quan tâm, có giải pháp kịp thời nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân xã Trung Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.