Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vĩnh Phúc: Phát huy vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

PV - 15:14, 19/06/2019

Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 74 Người có uy tín, thuộc 14 xã vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín luôn phát huy tốt vai trò là cầu nối tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân, đặc biệt là đồng bào các DTTS, xóa bỏ những phong tục lạc hậu, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Điển hình như bà Lăng Thị Leo, dân tộc Sán Dìu ở thôn Đồng Bả, xã Hồ Sơn (huyện Tam Đảo) năm nay đã 65 tuổi nhưng vẫn rất nhiệt tình tham gia công tác xã hội, vận động người dân xóa bỏ những phong tục lạc hậu, tham gia vào Tổ vận động hòa giải thành công mâu thuẫn cho nhiều hộ gia đình, góp phần giữ gìn trật tự an ninh của thôn.

Chia sẻ về công tác vận động tuyên truyền với vai trò là Người có uy tín bà Leo cho biết: Thôn Đồng Bả có 100% người dân trong thôn là đồng bào dân tộc Sán Dìu. Trước kia, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa đồng đều nên phụ nữ Sán Dìu ít khi tham gia vào công tác vận động xã hội. Với vai trò là Người có uy tín, bà luôn gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, hoạt động của địa phương, luôn dạy bảo con cháu tích cực thực hiện tốt nếp sống văn hóa, là tấm gương sáng trong việc phát triển kinh tế nên đã tạo được lòng tin của bà con trong thôn.

Ông Đặng Văn Sinh (bên phải) ở thôn Thành Công, xã Lãng Công (Sông Lô) đã vận động bà con Nhân dân hiến đất và nhiều ngày công làm đường GTNT. Ông Đặng Văn Sinh (bên phải) ở thôn Thành Công, xã Lãng Công (Sông Lô) đã vận động bà con Nhân dân hiến đất và nhiều ngày công làm đường GTNT.

Trước kia việc ma chay của người Sán Dìu thường kéo dài 3-4 ngày thì nay nhờ sự vận động tích cực của bà, thời gian đã rút ngắn xuống chỉ còn từ 1-2 ngày, các thủ tục rườm rà, tốn kém cũng được giảm bớt và được thực hiện theo quy định nếp sống mới.

Bên cạnh đó, bà Leo cũng thường xuyên giúp đỡ bà con trong thôn vay vốn để phát triển sản xuất không tính lãi, cung cấp thức ăn chăn nuôi cho người dân đến khi xuất bán mới thu tiền, giúp người dân trong thôn có điều kiện chăn nuôi sản xuất.

Còn tại thôn Thành Công, xã Lãng Công, huyện Sông Lô người dân tín nhiệm và kính trọng Trưởng bản Đặng Văn Sinh, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao. Ông Sinh luôn tích cực tuyên truyền, vận động để con em mình, dòng tộc mình nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa mới. Nhờ đó, nhiều năm liền, Chi bộ thôn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, thôn đạt danh hiệu Làng Văn hóa cấp tỉnh.

Đánh giá về vai trò Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, ông Hoàng Minh Ái, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận. Nhờ sự đóng góp của đội ngũ Người có uy tín, đến nay tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS chỉ còn 4,48%. 100% các xã vùng DTTS có đường giao thông, các công trình thủy lợi và đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất.

Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh còn tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức tuyên truyền để Người có uy tín nâng cao kỹ năng, kiến thức, hiểu biết để phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân, củng cố lòng tin của đồng bào các dân tộc với Đảng và chính quyền, phòng chống các tệ nạn xã hội, bài trừ các hủ tục lạc hậu, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

THÚY HỒNG - LINH LINH

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.