Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Vĩnh Long tôn vinh gốm đỏ

N.A - 06:20, 26/08/2024

Festival Gốm đỏ tỉnh Vĩnh Long năm 2024 với chủ đề “Điểm hẹn bên dòng Cổ Chiên” sẽ được diễn ra từ ngày 22/11 đến 25/11, tại khu vực trung tâm TP. Vĩnh Long và làng nghề sản xuất gạch, gốm kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít.

Một góc ảnh về làng sản xuất gạch, gốm truyền thống tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít. Ảnh: NVK
Một góc làng sản xuất gạch, gốm truyền thống tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít. Ảnh: NVK

Festival Gốm đỏ được tổ chức nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương Vĩnh Long nói chung và quảng bá những tiềm năng, lợi thế của vùng Di sản đương đại Mang Thít nói riêng đến các doanh nghiệp. Sự kiện nhằm kêu gọi đầu tư phát triển du lịch, đồng thời chung tay bảo tồn các giá trị độc đáo của làng nghề sản xuất gạch gốm đỏ Vĩnh Long.

Dự kiến Festival sẽ có các làng gốm trong nước tham gia trưng bày như làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng gốm Lái Thiêu (Bình Dương), làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh), làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang)…

Hệ thống lò gạch, gốm Mang Thít có tuổi đời hàng trăm năm, được biết đến là nơi sản xuất gạch, gốm đỏ nổi tiếng và lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Tỉnh Vĩnh Long đang tôn tạo và đầu tư nơi đây thành một “Di sản đương đại Mang Thít”, sau khi hoàn thành đây sẽ trở thành điểm nhấn để phát triển du lịch, cũng như bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của cộng đồng.

Ngoài ra, HĐND tỉnh Vĩnh Long cũng vừa thông qua Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu lò gạch, gốm Mang Thít đến năm 2045. Theo đó, khu lò gạch, gốm Mang Thít sẽ là khu du lịch trọng điểm của tỉnh, định hướng là khu du lịch quốc gia.

Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch nằm trên vùng di sản thuộc các xã Mỹ An, Mỹ Phước, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với quy mô khu vực khoảng 3.060ha. Đây là khu du lịch có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Vĩnh Long và du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...