Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Viết tiếp loạt bài những “lỗ hổng” trong quản lý rừng và đất rừng ở Đăk Nông: Có hay không việc người tố cáo bị trù dập?

PV - 10:20, 13/06/2019

Trong các số báo: 1518, 1519, 1520, 1521 (ra các ngày: 17/22/24 và 29/5/2019), Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải loạt bài phản ánh những “lỗ hổng” trong công tác quản lý rừng và đất rừng ở Đăk Nông, khiến rừng nơi đây liên tiếp “chảy máu”. Nhưng đằng sau những “lỗ hổng” này vẫn còn nhiều góc khuất cần được làm sáng tỏ; đặc biệt là vụ án “Hủy hoại rừng” ở huyện Đăk G’long có rất nhiều bất thường.

“Quy án” phá rừng trên đất không còn rừng!

Năm 2008, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đăk Nông được UBND tỉnh tạm giao 175ha rừng tự nhiên IIIa1, thuộc các Tiểu khu 1685, 1686, 1697, ở xã Đăk Ha và xã Quảng Sơn (huyện Đăk G’long) để làm khu diễn tập quân sự. Nhưng đến tháng 5/2015, toàn bộ diện tích rừng này đã bị mất trắng (theo Báo cáo số 1953/BC-SNN ngày 19/9/2017 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông). Việc xử lý cá nhân, tổ chức liên quan hiện vẫn chưa thực hiện.

Ngày 31/5/2019, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Cường, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Đăk Nông chia sẻ, việc 175ha rừng tự nhiên ở huyện Đăk G’long tạm giao cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh bị mất đã được điều tra. Nhưng trách nhiệm liên quan đến lực lượng vũ trang nên đang chờ hướng dẫn xử lý.

Cơ quan chức năng dẫn giải các bị cáo liên quan đến vụ án “Hủy hoại rừng” trở lại trại tạm giam vì phiên tòa phúc thẩm ngày 31/5/2019 hoãn do chỉ có 2/31 người làm chứng. Cơ quan chức năng dẫn giải các bị cáo liên quan đến vụ án “Hủy hoại rừng” trở lại trại tạm giam vì phiên tòa phúc thẩm ngày 31/5/2019 hoãn do chỉ có 2/31 người làm chứng.

Việc xử lý trách nhiệm các tổ chức làm mất rừng phải thận trọng là điều dễ hiểu. Nhưng có những vụ việc mất rừng, cơ quan chức năng tỉnh Đăk Nông lại tỏ ra nóng lòng kết án, bỏ qua nhiều tình tiết quan trọng.

Như những kỳ báo trước đã phản ánh, ngày 12/12/2018, Tòa án Nhân dân (TAND) huyện Đăk G’long đã tuyên phạt Phạm Xuân Sáng, Hoàng Văn Đào, Vũ Việt Hưng về tội “Hủy hoại rừng”. Địa điểm các bị cáo phá rừng được Tòa xác định là khoảnh 2,7-Tiểu khu 1685 (thuộc xã Quảng Sơn) và khoảnh 1,3-Tiểu khu 1697 (thuộc xã Đăk Ha)-những diện tích này đều nằm trong diện tích 175ha rừng được giao cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đăk Nông.

Một tình tiết quan trọng cấu thành tội danh là, các bị cáo bị quy tội phá 8.404m2 ở lô 3, khoảnh 1-Tiểu khu 1697 vào đầu năm 2015. Vốn dĩ, đây là vị trí đã được Xí nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha-đơn vị được giao quản lý, bảo vệ, xác định là “đất không có rừng”.

Cụ thể, đầu năm 2014, thực hiện chủ trương giao khoán cho các hộ gia đình để phủ xanh đất trống, đồi trọc tại khoảnh 1,2,5,7-Tiểu khu 1685 và khoảnh 1,3-Tiểu khu 1697, Xí nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha đã hợp đồng với Công ty TNHH MTV Tân Địa Cầu thực hiện phúc tra hiện trạng rừng tại khu vực này.

Ngày 30/6/2014, Công ty TNHH MTV Tân Địa Cầu đã có Báo cáo số 201/BC-CTY, trong đó xác định rõ: tại Lô 3, khoảnh 1-Tiểu khu 1697 chỉ có “đất trống có cây gỗ tái sinh” và “đất trống không có cây gỗ tái sinh”. Kết quả phúc tra khẳng định đây là hai loại “đất không có rừng”.

Kết quả phúc tra này là chứng cứ quan trọng của vụ án, chứng minh tại vị trí lô 3, khoảnh 1-Tiểu khu 1696 không có rừng để “quy án” các bị cáo phá rừng. Đó là chưa kể, TAND huyện Đăk G’long cũng nhận định, trong vụ án này, biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản xác minh hiện trường ghi lập tại lô 3, khoảnh 1-Tiểu khu 1697, nhưng thực tế được lập cách hiện trường 10km, không nêu rõ lý do. Vậy trong quá trình điều tra, xét xử, cơ quan chức năng huyện Đăk G’long có xem xét những chứng cứ này hay không?.

Bị cáo “tố” bị ép cung?

Khẳng định bị oan sai, bị cáo Phạm Xuân Sáng và Vũ Việt Hưng đã có đơn kháng cáo. Ngày 31/5/2019, TAND tỉnh Đăk Nông đã đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm vụ án. Nhưng phiên tòa phải hoãn xử vì các bị cáo cho rằng, liên quan đến vụ án có 31 người làm chứng có liên quan. Nhưng tại phiên phúc thẩm lại chỉ có 2/31 người làm chứng có mặt, sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các bị cáo.

Đơn tường trình của bị cáo Vũ Việt Hưng, trình bày việc bị ép cung, mớm cung trong quá trình điều tra. Đơn tường trình của bị cáo Vũ Việt Hưng, trình bày việc bị ép cung, mớm cung trong quá trình điều tra.

Riêng bị cáo Vũ Việt Hưng cho rằng, trong quá trình điều tra, bị cáo đã bị ép cung, mớm cung, làm sai lệch bản chất vụ án. Do đó, bị cáo yêu cầu Tòa phải triệu tập giám định viên, điều tra viên trong quá trình xét xử để đối chất cùng bị cáo. Sau khi xin hoãn phiên tòa, Vũ Việt Hưng đã có “Đơn trình bày” gửi Chánh án TAND tỉnh Đăk Nông, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Đăk Nông cùng các cơ quan báo chí, tường trình những “thủ thuật” của điều tra viên trong quá trình điều tra vụ việc.

Thiết nghĩ, việc TAND tỉnh Đăk Nông triệu tập giám định viên, điều tra viên cũng như những người làm chứng có liên quan là hoàn toàn cần thiết để làm rõ có hay không việc mớm cung, ép cung trong vụ án có nhiều dấu hiệu bất thường này. Quan trọng hơn, đối chất tại Tòa sẽ làm rõ được động cơ của việc ép cung, mớm cung (nếu có) là gì?

Trong quá trình tiếp cận vụ việc, phóng viên được biết, bị cáo Phạm Xuân Sáng thuê Hoàng Văn Đào, sau đó Đào thuê Vũ Việt Hưng phát dọn 28ha thuộc khoảnh 2,7-Tiểu khu 1685 và khoảnh 1,3-Tiểu khu 1697 để trồng rừng. Đây là diện tích đã được Xí nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha giao khoán cho ông Trần Minh Tuấn và Hoàng Văn Đào (Phạm Xuân Sáng góp vốn, nhưng không đứng tên) thực hiện Dự án trồng rừng từ tháng 10/2014.

Bản đồ “Xác minh hiện trạng rừng” kèm theo Báo cáo số 201/BC-CTY ngày 30/6/2014 của Công ty TNHH MTV Tân Địa Cầu. Bản đồ “Xác minh hiện trạng rừng” kèm theo Báo cáo số 201/BC-CTY ngày 30/6/2014 của Công ty TNHH MTV Tân Địa Cầu.

Nhưng đến năm 2015, lãnh đạo tỉnh Đăk Nông đã “duyệt” 300,6ha thuộc các khoảnh 1,3-Tiểu khu 1697; các khoảnh 1,2,3,6,7-Tiểu khu 1685; các khoảnh 4,6-Tiểu khu 1686 tại xã Quảng Sơn và xã Đăk Ha cho Công ty Cổ phần Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành (gọi tắt là Công ty Trường Thành) triển khai Dự án trồng cỏ, chăn nuôi bò sữa, trồng rừng. Dù rằng, các diện tích đất-rừng này đã được cơ quan có thẩm quyền giao cho các hộ gia đình triển khai các dự án trồng rừng, trong đó có 28ha đã được giao khoán cho ông Tuấn và ông Đào.

Do đã bỏ bao công sức để đầu tư trồng rừng, Phạm Xuân Sáng cùng Trần Minh Tuấn, Hoàng Văn Đào cũng như nhiều hộ dân đã được giao đất rừng ở đây không đồng ý giao đất cho doanh nghiệp nên đã khiếu nại. Riêng Phạm Xuân Sáng, nguyên Đội trưởng Đội An ninh nông thôn-Công an Đăk Nông đã có nhiều đơn tố cáo gửi lên các cấp, trong đó đề cập đến hành vi tham nhũng của một số quan chức của tỉnh Đăk Nông có hành vi tham nhũng đất rừng.

Phải chăng vì việc này, dù không phá rừng nhưng Sáng vẫn bị vướng vào vòng lao lý? Câu hỏi này xin gửi tới cơ quan tiến hành tố tụng (Tòa án, Viện Kiểm sát và Cơ quan điều tra) tỉnh Đăk Nông. Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục theo dõi thông tin vụ việc này.

SỸ HÀO

 

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!